Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành bao nhiêu bản?
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được ký theo nguyên tắc nào?
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được ký theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Nguyên tắc ký kết văn bản thỏa thuận
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do ký kết văn bản thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được ký theo nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do ký kết văn bản thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành bao nhiêu bản? (Hình từ Internet)
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành bao nhiêu bản?
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành bao nhiêu bản được quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (sau đây viết tắt là văn bản thỏa thuận) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm đóng góp, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Văn bản thỏa thuận phải được làm thành 03 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí giữ 01 bản.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành 03 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí giữ 01 bản.
Người lao động khi ký văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quyền gì?
Người lao động khi ký văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quyền được quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Quyền của người lao động
Người lao động khi ký văn bản thỏa thuận phải được đảm bảo các quyền sau:
1. Quyết định việc tham gia hoặc ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Quyết định mức đóng góp, tần suất, thời gian, phương thức đóng góp của mình và việc thay đổi (nếu có) phù hợp với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà người sử dụng lao động đã xây dựng và người lao động lựa chọn tham gia.
3. Được hưởng toàn bộ quyền lợi đã được quy định trong chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà mình tham gia, nội dung nêu tại văn bản thỏa thuận và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Được thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi nội dung trong văn bản thỏa thuận hoặc yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết tại văn bản thỏa thuận và chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
5. Được hưởng phần đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này khi người sử dụng lao động đơn phương ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
6. Đơn phương chấm dứt thực hiện văn bản thỏa thuận.
7. Những quyền khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì người lao động khi ký văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có các quyền sau:
- Quyết định việc tham gia hoặc ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
- Quyết định mức đóng góp, tần suất, thời gian, phương thức đóng góp của mình và việc thay đổi (nếu có) phù hợp với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà người sử dụng lao động đã xây dựng và người lao động lựa chọn tham gia.
- Được hưởng toàn bộ quyền lợi đã được quy định trong chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mà mình tham gia, nội dung nêu tại văn bản thỏa thuận và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Được thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi nội dung trong văn bản thỏa thuận hoặc yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết tại văn bản thỏa thuận và chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
- Được hưởng phần đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư từ khoản đóng góp này khi người sử dụng lao động đơn phương ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện văn bản thỏa thuận.
- Những quyền khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?