Văn bản thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị do ai ký?
- Văn bản thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị do ai ký?
- Thời hiệu khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị là bao lâu?
- Người khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị có quyền và nghĩa vụ gì?
Văn bản thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị do ai ký?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đâu gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thông báo không kháng nghị
1. Thẩm quyền ký văn bản thông báo không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Quy chế này như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền, Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng phân công;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được Viện trưởng ủy quyền hoặc Kiểm sát viên cao cấp được Viện trưởng phân công.
...
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 55 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án
...
2. Kiểm sát viên tập trung nghiên cứu kỹ đơn của người bị kết án; thông báo, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân; báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp; các nguồn thông tin khác; chứng cứ, tài liệu, đồ vật sau khi xác minh, thu thập được; nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xử lý như sau:
...
b) Trường hợp không có đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị thì đề xuất thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm biết rõ lý do của việc không kháng nghị. Văn bản thông báo được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát;
...
Theo đó, văn bản thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị được ký theo thẩm quyền của:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền, Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng phân công;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được Viện trưởng ủy quyền hoặc Kiểm sát viên cao cấp được Viện trưởng phân công.
Thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Hình từ Internet)
Thời hiệu khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được thông báo mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Người khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 472 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, người khiếu nại thông báo không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự không đủ căn cứ, điều kiện kháng nghị có quyền và nghĩa vụ như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?