Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng hay không? Thủ tục công chứng hoặc chứng thực văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện như thế nào?

Chào Luật sư: Năm 1985, bà nội tôi được hợp tác xã cho một thửa đất và năm 1986 cất nhà ở tới nay (ông nội mất trước đó đã lâu). Đến năm 2013 (hoặc 2014) thì được nhà nước làm cho sổ đỏ tên cha tôi. Bà nội tôi mất cách đây 5 năm và không có để lại di chúc. Vừa rồi tôi có xuống phòng địa chính để lấy sổ đỏ về thì cán bộ yêu cầu phải có chữ ký của các anh chị em của cha tôi. Ngoài cha tôi thì có thêm 5 anh chị em, 1 người là liệt sĩ. Vì hiện tại các anh chị em của cha tôi ở xa nhưng cùng một thành phố và không thu xếp về quê để ký trực tiếp được. Vậy xin hỏi các anh chị em của cha tôi có thể làm đơn từ chối nhận di sản thừa kế để gửi về cho cha tôi bổ sung lấy sổ đỏ về không? Nếu được thì các anh chị em của cha tôi làm chung một đơn hay riêng từng người và có cần công chứng không?

Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng hay không?

Di sản là gì? Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như thế nào?

Theo ĐIều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản được hiểu như sau:

"Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác."

Theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền bình đẳng vể thừa kế của cá nhân được quy định như sau:

"Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."

Có thể từ chối nhận di sản được hay không?

Việc từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau.

“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Trước đây, Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi một người muốn từ chối di sản thì phải lập thành văn bản và báo cho cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc không nhận di sản. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người từ chối không còn bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực mà chỉ phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Bên cạnh đó, Điều 59 Luật Công chứng 2014 cũng quy định về việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản như sau:

"Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết. người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản."

Như vậy, đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, mỗi cá nhân bắt buộc phải lập thành một văn bản nhưng có thể công chứng, nếu có yêu cầu nhưng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên hiện nay. luật chỉ quy định về thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện như thế nào?

Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản được quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Quyết định 1329/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp như sau:

- Trình tự thực hiện:

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực

+ Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu văn bản từ chối có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ,

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của văn bản từ chối và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định.

Người thực hiện chứng thực ký vào từng trang của văn bản từ chối (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một cửa liên thông), ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản từ chối nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản từ chối nhận di sản với tư cách là người phiên dịch.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Thời hạn giải quyết:

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản từ chối nhận di sản được chứng thực

- Phí: 50.000 đồng/văn bản.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Như vậy, việc chứng thực văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo trình tự như trên. Mức phí là 50.000 đồng/văn bản (Lưu ý: Đây là mức giá do nhà nước quy định tại UBND cấp xã của nhà nước, mức giá thực hiện việc chứng thực có thể sẽ cao hơn đối với các văn phòng công chứng tư nhân).

Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây

Công chứng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG
Thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng tối đa bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Có bắt buộc công chứng hợp đồng thuê nhà không? Nếu có thì thực hiện công chứng hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà có bắt buộc phải công chứng không? Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản sao giấy tờ chứng thực có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Công chứng là gì? Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng có được thực hiện đồng thời với việc ký công chứng di chúc không?
Pháp luật
Những người nào vẫn được hưởng quyền thừa kế dù không có tên trong di chúc? Mức nhận thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất năm 2024? Khi nào được từ chối nhận tài sản thừa kế?
Pháp luật
Khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại thừa kế chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền định giá tối đa đối với dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng từ 1/7/2024?
Pháp luật
Vợ chồng đã chia tài sản chung mà một người chết thì người còn lại có phải là người thừa kế theo pháp luật phần di sản của người kia không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng
22,899 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chứng Thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chứng Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào