Vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thế nào? Hình thức ủng hộ ra sao?
Vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thế nào?
>> Xem thêm: File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ qua tài khoản Vietcombank
>> Xem thêm: Tải file PDF Mặt trận Tổ quốc sao kê qua TK Vietinbank
>> Xem thêm: Mẫu thông báo vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc?
Hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc vận động quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ. Tuy nhiên, có thể tham khảo Hướng dẫn 38/HD-MTTW-BTT năm 2020 như sau:
(1) Đối với địa phương không bị ảnh hưởng do lũ lụt:
- Tổ chức vận động quyên góp:
+ Tùy tình hình thực tế, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cứu trợ các tỉnh, thành phố báo cáo với cấp ủy phối hợp với chính quyền để tổ chức vận động quyên góp cho phù hợp
+ Số tiền vận động quyên góp được chuyển về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Cứu trợ Trung ương) để cân đối phân bổ cho các địa phương bị thiệt hại.
- Không tổ chức vận động quyên góp:
Trường hợp không thể tổ chức vận động quyên góp thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Cứu trợ cấp tỉnh trích số tiền cứu trợ còn dư từ đợt trước (nếu có) chuyển về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Cứu trợ Trung ương) để cân đối phân bổ hỗ trợ các tỉnh bị lũ lụt.
(2) Đối với địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt:
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Cứu trợ cấp tỉnh:
- Phối hợp với chính quyền và các ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rà soát, nắm chắc tình hình thiệt hại về người, tài sản để thực hiện công tác cứu trợ; tổ chức tiếp nhận và phân bổ kịp thời tiền, hàng ủng hộ của Trung ương, các địa phương và các đơn vị, cá nhân… Trước mắt tập trung hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, bố trí các gia đình có nhà bị sập, đổ, trôi có chỗ ở ổn định cuộc sống…
- Vận động Nhân dân trong từng cộng đồng dân cư, từng địa phương cơ sở chủ động giúp đỡ lẫn nhau.
- Thường xuyên công khai kết quả tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng cứu trợ; danh sách cá nhân, hộ gia đình được nhận tiền, hàng hỗ trợ để Nhân dân biết, giám sát; bảo đảm việc hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ.
- Báo cáo cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể nhân dân tổ chức giám sát và quản lý hoạt động hỗ trợ tự phát, không báo cáo, xin phép chính quyền địa phương của các cá nhân, các nhóm nhằm đảm bảo việc hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại công bằng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lợi dụng việc vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân, nhóm người để trục lợi cũng như để đảm bảo tài sản, tính mạng của các tổ chức, cá nhân đến thăm, hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân địa phương.
(3) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm
Đề nghị các cơ quan, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm triển khai vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo” để ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do lũ lụt.
(4) Các tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài
Liên hệ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Thường trực của Ban Cứu trợ Trung ương hoặc Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi bị thiệt hại để tham gia ủng hộ cho phù hợp.
Lưu ý: Đối với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Có văn bản hướng dẫn các cấp Đoàn, Hội phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Cứu trợ cùng cấp để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do lũ lụt.
- Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị tham gia ủng hộ và chuyển về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Cứu trợ Trung ương).
Như vậy, vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ có thể thực hiện theo quy định trên.
Vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thế nào? Hình thức ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ? (Hình từ Internet)
Hình thức ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Theo Hướng dẫn 38/HD-MTTW-BTT năm 2020 và thông tin Số tài khoản Mặt trận Tổ quốc Việt nam ủng hộ bão Yagi (bão số 3) thì các cá nhân, tổ chức có thể ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ bằng một trong những hình thức sau đây:
(1) Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước:
- Tài khoản tại Kho bạc nhà nước
+ Tên tài khoản: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Số tài khoản: 3713.0.1058784.00000
+ Mã đơn vị QHNS: 1058784
+ Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
(2) Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng:
- Tài khoản tiền Việt Nam:
+ Tên tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
+ Số tài khoản: 001.1.00.193241.8
+ Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Tài khoản ngoại tệ:
+ Tên tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
+ Số tài khoản: 001.1.37.193253.8
+ Tại sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(3) Ủng hộ tiền mặt
Đơn vị tiếp nhận: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phòng 109 và 111 nhà B, số 46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(4) Ủng hộ bằng hiện vật
Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ bằng hàng (chưa sử dụng) thì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ các cấp để phân bổ và chuyển trực tiếp các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt.
TẢI VỀ Mẫu biên bản xác nhận khoản tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ
Mức hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão lũ gây ra là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 02/2017/NĐ-CP thì hộ nông dân, hộ sản xuất bị thiệt hại trực tiếp do bão lũ gây ra thuộc đối tượng được hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định mức hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão lũ gây ra như sau:
(1) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
(2) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
(3) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
(4) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
(5) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
(6) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?