Vận động tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Vận động tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Vận động tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo trình tự theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT thì quy trình vận động tài trợ chia thành 2 bước chính:
- Bước 1: Vận động tài trợ (Điều 5 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT)
Cở sở giáo dục muốn vận động tài trợ thì phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách, nếu như cần thiết vận động tài trợ thì lập kế hoạch vận động tài trợ. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ.
Sau khi lập kế hoạch cơ sở giáo dục gửi đến Phòng Giáo dục hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đối với trường THCS thì gửi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện để thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ.
Thời gian thẩm định là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch từ cơ sở giáo dục gửi đến.
- Bước 2: Tiếp nhận tài trợ (Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT)
Sau khi được Phòng Giáo dục hoặc Sở Giáo dục chấp thuận kế hoạch vận động tài trợ, để tiếp nhận tài trợ thì cơ sở giáo dục phải thành lập tổ/ban tiếp nhận tài trợ. Trong đó, Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ (Đối với trường THCS thì Hiệu trưởng là tổ trưởng).
Đối với khoản hỗ trợ bằng tiền thì cơ sở giáo dục phải mở riêng một tài khoản ở Kho bạc hoặc Ngân hàng thương mại để tiếp nhận khoản tài trợ bằng tiền được chuyển khoản. Đồng thời, phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ.
Đối với khoản tài trợ bằng hiện vật thì bên tài trợ và cơ sở giáo dục phải có biên bản bàn giao, tiếp nhận.
Đối với các loại hỗ trợ khác thì chị xem quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT để nắm rõ.
Chị có thể tham khảo một số mẫu kế hoạch vận động tài trợ của một số đơn vị đã lập sau đây để biết thêm thông tin.
Cơ sở giáo dục công lập (Hình từ Internet)
Tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập được quản lý và sử dụng như thế nào?
Tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập được quản lý và sử dụng được thực hiện theo Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT như sau:
Quản lý, sử dụng tài trợ
1. Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.
2. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.
3. Các sản phẩm, công trình hình thành từ các khoản tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích và được bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, không để thất thoát, lãng phí.
4. Giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định.
Theo đó, tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập được quản lý và sử dụng như trên.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quy định về tài trợ?
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về tài trợ được quy định tại Điều 12 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục, cụ thể:
- Tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này; thực hiện tổng kết, đánh giá nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
- Phê duyệt báo cáo quyết toán các khoản tài trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư này; gửi kết quả thực hiện đến cơ quan quản lý cấp trên và nhà tài trợ.
- Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
- Phối hợp với nhà tài trợ tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động tài trợ cho cơ sở giáo dục. Chủ động đề xuất với nhà tài trợ về thứ tự nhiệm vụ ưu tiên trong việc sử dụng tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục phù hợp với kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với nhà tài trợ thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của sản phẩm, công trình và phù hợp với môi trường giáo dục.
- Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận sản phẩm, công trình do nhà tài trợ tự thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo sản phẩm, công trình được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
- Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
- Chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình các đơn vị có chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng tài trợ tại cơ sở giáo dục nếu được yêu cầu.
- Có trách nhiệm giải trình, trả lời các ý kiến thắc mắc (nếu có) của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?