Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?

Theo quy định thì hành vi xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có phải là hành vi bị cấm không? Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?

Hành vi xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có phải là hành vi bị cấm không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Thể dục, Thể thao 2006 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
...

Như vậy, theo quy định thì hành vi lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục thể thao.

Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?

Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)

Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
...

Theo đó, vận động viên có hành vi đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, vận động viên còn phải buộc xin lỗi công khai đối với hành vi đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao.

Thời hiệu xử phạt đối với vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 2a Nghị định 46/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao là 01 năm.

Thi đấu thể thao
Xâm phạm sức khỏe tính mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
Pháp luật
Trực tiếp chung kết Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
Pháp luật
Trực tiếp lượt về Việt Nam Singapore 28 12 AFF Cup 2024? Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 28 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
Pháp luật
Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 26 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Singapore 26 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
Pháp luật
Kết quả AFF Cup 2024 (ASEAN CUP 2024) cập nhật mới nhất? Tỷ số bóng đá AFF Cup 2024 thế nào?
Pháp luật
Link xem trực tiếp AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024) thế nào? Trực tiếp AFF Cup 2024 tại kênh nào? Ban huấn luyện đội tuyển quốc gia có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Lịch thi đấu AFF Cup 2024 chính thức? Xem trực tiếp AFF Cup 2024 ở đâu? Nghĩa vụ của vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia?
Pháp luật
Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) mới nhất thế nào? Xem Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024? Quyền lợi của vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia?
Pháp luật
Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Giải thể thao thành tích cao bao gồm những giải nào? Quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đấu thể thao
218 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi đấu thể thao Xâm phạm sức khỏe tính mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi đấu thể thao Xem toàn bộ văn bản về Xâm phạm sức khỏe tính mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào