Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định pháp luật?
Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền gì?
Quyền vận động viên thể thao thành tích cao theo khoản 1 Điều 32 Luật Thể dục, Thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định như sau:
Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
- Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
- Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;
- Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
- Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
- Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
- Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao?
Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 32 Luật Thể dục, Thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 sau đây:
- Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
- Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
- Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
- Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
Vận động viên thể thao thành tích cao thực hiện không đúng giáo án tập luyện của huấn luyện viên có thể bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 46/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao như sau:
Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao.
2. Vi phạm quy định về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho vận động viên theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho vận động viên hoặc không bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, vận động viên thể thao thành tích cao thực hiện không đúng giáo án tập luyện của huấn luyện viên bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?