Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Văn hóa là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan không có định nghĩa về khái niệm văn hóa là gì.
Do đó, có thể hiểu văn hóa là tổng hợp các giá trị, niềm tin, tập quán, tri thức, và lối sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng hoặc xã hội. Văn hóa bao gồm cả các khía cạnh vật chất (như trang phục, kiến trúc, nghệ thuật) và phi vật chất (như ngôn ngữ, đạo đức, truyền thống, tư tưởng).
Văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam. Vì lẽ đó, văn hóa không chỉ là "cái hiện có" mà còn liên tục biến đổi theo thời gian do sự giao thoa, trao đổi với các nền văn hóa khác, phản ánh sự phát triển của xã hội và con người.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa? (Hình từ Internet)
Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
...
Theo đó, hiện nay theo quy định của pháp luật thì có 02 loại di sản văn hóa bao gồm:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.
- Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, những di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể được pháp luật quy định như trên, ngoài ra còn có những di sản văn hóa khác được pháp luật quy định.
06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nội dung như sau:
- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?