Văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh nào xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch?
- Văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh nào xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch?
- Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không phải mục đích kinh doanh được thực hiện thế nào?
- Cục Điện ảnh có thẩm quyền giám định văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh xuất khẩu không?
Văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh nào xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về văn hóa phẩm xuất khẩu như sau:
Văn hoá phẩm xuất khẩu
Văn hoá phẩm xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm những loại sau:
1. Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
2. Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình.
3. Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật không vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch là:
- Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam
- Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình
- Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật không vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Văn hóa phẩm (Hình từ Internet)
Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không phải mục đích kinh doanh được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL có quy định về thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu như sau:
Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu
1. Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm phải được giám định trước khi xuất khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị giám định tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư này. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:
a) Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm (mẫu đơn BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Văn hóa phẩm đề nghị giám định;
c) Bản sao quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản sao quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
2. Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục giám định văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh xuất khẩu được thực hiện như sau:
- Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm phải được giám định trước khi xuất khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 32/2012/NĐ-CP nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.
Cục Điện ảnh có thẩm quyền giám định văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh xuất khẩu không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2018/TT-BVHTTDL có quy định về thẩm quyền giám định văn hóa xuất khẩu như sau:
Thẩm quyền giám định văn hóa phẩm xuất khẩu
Cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm giám định văn hóa phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định văn hóa phẩm là các loại phim của cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao ủy quyền giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cá nhân, tổ chức tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Điện ảnh có thẩm quyền giám định văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh xuất khẩu là các loại phim của cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?