Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện những chức năng gì? Văn phòng Bộ được tổ chức như thế nào?
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Văn phòng Bộ là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
Theo đó, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện những công việc sau:
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ;
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ;
- Quản lý cơ sở vật chất và kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thi đua và khen thưởng?
Theo khoản 13 Điều 2 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Văn phòng Bộ có nhiệm vụ:
...
13. Về Thi đua - Khen thưởng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phát động các phong trào thi đua trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành;
b) Giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành;
c) Giúp việc Bộ trưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
d) Tổ chức thực hiện và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ để phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng;
đ) Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, ngành và các nhiệm vụ trong hoạt động của Khối thi đua các Bộ, ngành khoa học - văn hóa - xã hội.
14. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về hoạt động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở trong nước và ngoài nước; giúp Bộ trưởng thu thập, xử lý thông tin của báo chí về các lĩnh vực hoạt động của Bộ.
...
Theo đó, trong công tác thi đua và khen thưởng, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phát động các phong trào thi đua trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành;
- Giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành;
- Giúp việc Bộ trưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương;
- Tổ chức thực hiện và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ để phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng;
- Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ, ngành và các nhiệm vụ trong hoạt động của Khối thi đua các Bộ, ngành khoa học, văn hóa và xã hội.
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được tổ chức như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ
1. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ, và một số công chức, viên chức, người lao động.
2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ, gồm:
a) Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
b) Phòng Hành chính;
c) Phòng Thư ký - Tổng hợp;
d) Phòng Tuyên truyền - Thi đua;
đ) Phòng Quản trị;
e) Phòng Kế toán - Tài chính;
g) Phòng Quốc phòng - An ninh;
h) Phòng Quản lý xe;
i) Nhà khách;
k) Nhà khách Người có công (đơn vị sự nghiệp công lập).
Theo đó, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ, và một số công chức, viên chức, người lao động.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ như sau:
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Thư ký Tổng hợp;
- Phòng Tuyên truyền - Thi đua;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Kế toán Tài chính;
- Phòng Quốc phòng - An ninh;
- Phòng Quản lý xe;
- Nhà khách;
- Nhà khách Người có công (đơn vị sự nghiệp công lập).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?