Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc nào? Ai có quyền ký bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước?
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định tại Điều 5 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ Thủ trưởng và chế độ chuyên viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về mọi mặt công tác của Văn phòng.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng giúp Chủ nhiệm Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về nhiệm vụ được phân công.
Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về hành chính trong việc thực hiện các nội quy, quy định của Văn phòng Chủ tịch nước và các quy định của Đảng, Nhà nước.
Theo quy định trên, Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ Thủ trưởng và chế độ chuyên viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về mọi mặt công tác của Văn phòng.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng giúp Chủ nhiệm Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về nhiệm vụ được phân công.
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc nào? Ai có quyền ký bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước? (Hình từ Internet)
Văn phòng Chủ tịch nước được lập nhóm cộng tác viên không?
Việc lập nhóm cộng tác viên của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định tại Điều 4 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 như sau:
Biên chế
1. Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan. Căn cứ vào tình hình thực tế, Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng biên chế trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
2. Để hỗ trợ công tác nghiên cứu tham mưu, Văn phòng Chủ tịch nước được lập các nhóm chuyên gia, cộng tác viên (gồm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu) làm nhiệm vụ cố vấn, tư vấn. Chế độ làm việc và thù lao đối với nhóm chuyên gia, cộng tác viên do Chủ nhiệm Văn phòng quy định.
Theo đó, để hỗ trợ công tác nghiên cứu tham mưu, Văn phòng Chủ tịch nước được lập các nhóm cộng tác viên (gồm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu) làm nhiệm vụ cố vấn, tư vấn.
Và chế độ làm việc và thù lao đối với nhóm chuyên gia, cộng tác viên do Chủ nhiệm Văn phòng quy định.
Ai có quyền ký bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước?
Người có quyền ký bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước được quy định tại Điều 3 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ:
- Vụ Pháp luật;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Đối ngoại;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Tổ chức - Hành chính;
- Vụ Quản trị - Tài vụ;
- Vụ Quốc phòng - An ninh.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các vụ, đơn vị; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, đơn vị do Chủ nhiệm Văn phòng quyết định sau khi trình xin ý kiến Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Trợ lý, Thư ký giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước do Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước quyết định theo quy định.
Chủ tịch nước ký bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Phó Chủ tịch nước theo quy định.
Sau khi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đồng ý, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước quyết định phân công và bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm nhiệm Thư ký Chủ tịch nước, Thư ký Phó Chủ tịch nước.
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cấp tương đương do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Như vậy, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ nêu trên.
Chủ tịch nước là người có quyền ký bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước theo quy định.
Sau khi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đồng ý, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước quyết định phân công và bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm nhiệm Thư ký Chủ tịch nước, Thư ký Phó Chủ tịch nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?