Văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Văn phòng công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự như thế nào?
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có được phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng không?
Văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Như vậy, văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Công chứng 2014 về tập sự hành nghề công chứng.
Theo đó, văn phòng công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự; cụ thể như sau:
Văn phòng công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.
Lưu ý: tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Công chứng 2014.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có được phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng không?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quyền phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?