Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?
- Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được đặt văn phòng đại diện tại tỉnh khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính không?
- Việc đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thủ tục phá sản được thực hiện khi nào?
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.
...
Như vậy, theo quy định, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có được đặt văn phòng đại diện tại tỉnh khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính không?
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.
3. Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản được đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Khi đặt văn phòng đại diện tại nơi khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.
Việc đại diện của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thủ tục phá sản được thực hiện khi nào?
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản được quy định tại Điều 16 Luật Phá sản 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
...
Như vậy, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?