Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được phép hoạt động trong khu phi thuế quan?
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được phép hoạt động trong khu phi thuế quan?
- Đối tác, khách mời của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được ra vào khu phi thế quan không?
- Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định ra sao?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được phép hoạt động trong khu phi thuế quan?
Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan được quy định tại Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan
Các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo quy định các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động trong khu phi thuế quan.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được phép hoạt động trong khu phi thuế quan? (Hình từ Internet)
Đối tác, khách mời của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được ra vào khu phi thế quan không?
Quản lý việc ra, vào khu phi thuế quan được quy định tại Điều 13 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg như sau:
Quản lý việc ra, vào khu phi thuế quan
1. Cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp khu phi thuế quan và đối tác, khách mời của doanh nghiệp khu phi thuế quan được ra vào khu phi thuế quan.
2. Khách tham quan, du lịch trong nước và ngoài nước, các cá nhân tổ chức khác không phải là những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được ra vào khu phi thuế quan để tham dự các hoạt động triển lãm, giới thiệu, trưng bày sản phẩm và mua bán hàng hóa.
3. Việc ra, vào khu phi thuế quan phải tuân thủ những quy định của Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các cơ quan chức năng liên quan. Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ban hành quy định quản lý ra vào, đi lại và các sinh hoạt khác trong khu phi thuế quan.
Theo quy định nêu trên thì đối tác, khách mời của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được ra vào khu phi thế quan.
Lưu ý:
+ Việc ra, vào khu phi thuế quan phải tuân thủ những quy định của Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các cơ quan chức năng liên quan.
+ Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ban hành quy định quản lý ra vào, đi lại và các sinh hoạt khác trong khu phi thuế quan.
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 17 Luật Thương mại 2005 và Điều 17 Luật Thương mại 2005 như sau:
Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?