Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan có thực hiện chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan được quy định tại Mục VI Phần A Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Phòng và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1444/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
...
VI. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tham mưu, giúp Tổng biên tập Báo Hải quan tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Báo Hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
...
Theo đó, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tham mưu, giúp Tổng biên tập Báo Hải quan tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Báo Hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan được quy định tại Mục VI Phần A Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Phòng và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1444/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
...
VI. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh:
...
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Đại diện cho Báo Hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thực hiện nhiệm vụ của Báo Hải quan theo phân công, ủy quyền của Tổng biên tập Báo Hải quan.
2. Phối hợp với các Phòng xây dựng và thực hiện kế hoạch nội dung thông tin trên Báo Hải quan; kế hoạch xuất bản Báo Hải quan hàng năm; kế hoạch phát hành và thu sự nghiệp của Báo Hải quan trong phạm vi các tỉnh phía Nam.
3. Tổ chức thu thập thông tin, sản xuất, biên tập tin, bài, tranh, hình ảnh theo phân cấp.
4. Tổ chức thực hiện phát hành, tiếp thị, phát triển thương hiệu Báo Hải quan, hoạt động khai thác quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức sự kiện và các hoạt động có thu khác tại khu vực các tỉnh phía Nam theo quy định của Luật Báo chí, pháp luật khác có liên quan và quy định của Tổng cục Hải quan.
5. Tổ chức và theo dõi mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên về nội dung; Quản lý, điều hành cộng tác viên phát hành, quảng cáo với Báo Hải quan tại khu vực phía Nam.
6. Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp văn thư, lưu trữ trong phạm vi quản lý của Văn phòng đại diện.
7. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan có con dấu riêng để sử dụng trong giao dịch hành chính và các công việc khác có liên quan (trừ việc ký kết hợp đồng kinh tế).
8. Quản lý viên chức và người lao động, tài sản, tài liệu của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công, ủy quyền của Tổng biên tập.
Theo đó, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh của Báo Hải quan có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Đại diện cho Báo Hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thực hiện nhiệm vụ của Báo Hải quan theo phân công, ủy quyền của Tổng biên tập Báo Hải quan.
- Phối hợp với các Phòng xây dựng và thực hiện kế hoạch nội dung thông tin trên Báo Hải quan; kế hoạch xuất bản Báo Hải quan hàng năm; kế hoạch phát hành và thu sự nghiệp của Báo Hải quan trong phạm vi các tỉnh phía Nam.
- Tổ chức thu thập thông tin, sản xuất, biên tập tin, bài, tranh, hình ảnh theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện phát hành, tiếp thị, phát triển thương hiệu Báo Hải quan, hoạt động khai thác quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức sự kiện và các hoạt động có thu khác tại khu vực các tỉnh phía Nam theo quy định của Luật Báo chí, pháp luật khác có liên quan và quy định của Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức và theo dõi mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên về nội dung; Quản lý, điều hành cộng tác viên phát hành, quảng cáo với Báo Hải quan tại khu vực phía Nam.
- Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp văn thư, lưu trữ trong phạm vi quản lý của Văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan có con dấu riêng để sử dụng trong giao dịch hành chính và các công việc khác có liên quan (trừ việc ký kết hợp đồng kinh tế).
- Quản lý viên chức và người lao động, tài sản, tài liệu của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công, ủy quyền của Tổng biên tập.
Biên chế của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan do ai quyết định?
Biên chế của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan được quy định tại Mục 3 Phần B Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Phòng và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1444/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC
...
3. Biên chế của các Phòng, Văn phòng đại diện thuộc Báo Hải quan do Tổng biên tập Báo Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.
Theo đó, biên chế của Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Báo Hải quan do Tổng biên tập Báo Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?