Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính nào? Có trách nhiệm gì trong việc giám sát hồ sơ địa chính?
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính nào?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về quản lý hồ sơ địa chính như sau:
Thực hiện quản lý hồ sơ địa chính
1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
...
Như vậy, trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai trong quản lý hồ sơ địa chính như sau:
(1) Đối với quản lý hồ sơ địa chính dạng số: Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy: Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính nào? (hình từ internet)
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong việc giám sát hồ sơ địa chính?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về việc kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính như sau:
Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính
1. Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính là việc xem xét, đánh giá việc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính dựa trên các quy định của Thông tư này.
2. Việc kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
4. Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
...
Như vậy, Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
Theo đó, nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý sổ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát tính thống nhất của các thông tin giữa các thành phần của hồ sơ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát tính đầy đủ nội dung thông tin của thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư này;
- Nội dung kiểm tra, giám sát việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ địa chính.
Văn phòng đăng ký đất đai phải báo cáo với ai khi phát hiện phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
...
3. Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
...
d) Hằng năm tập hợp các phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức tiêu hủy;
đ) Trường hợp phát hiện phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất thì báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường;
e) Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6 và định kỳ hằng năm trước ngày 20 tháng 12;
...
Như vậy, trường hợp phát hiện phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?