Văn phòng giám định tư pháp có được tiếp nhận yêu cầu giám định đối với di vật hay không? Giao nhận hồ sơ yêu cầu giám định tư pháp đối với di vật có lập thành văn bản không?
Văn phòng giám định tư pháp có được tiếp nhận yêu cầu giám định đối với di vật hay không?
Văn phòng giám định tư pháp có được tiếp nhận yêu cầu giám định đối với di vật hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
1. Di vật, cổ vật là hiện vật được xác định theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì tổ chức giám định tư pháp đối với di vật bao gồm:
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
– Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
– Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Như vậy, văn phòng giám định tư pháp có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp đối với di vật được phép tiếp nhận yêu cầu giám định đối với di vật.
Điều kiện về cơ sở vật chất của văn phòng giám định tư pháp được xác định ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL quy định điều kiện về về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật như sau:
– Có trụ sở thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng;
– Có phòng làm việc cho giám định viên và nhân viên; có tủ hoặc kho hoặc khu vực riêng lưu trữ hồ sơ giám định; có trang thiết bị bảo quản đối tượng giám định;
– Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định (đối với văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật) hoặc có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan để thực hiện hoạt động giám định (đối với văn phòng giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan);
– Có trang thiết bị, phương tiện khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám định.
Giao nhận hồ sơ yêu cầu giám định tư pháp đối với di vật có lập thành văn bản không?
Theo Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
1. Người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL).
Dẫn chiếu theo Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
1. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật giám định tư pháp.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải được lập thành biên bản. Chỉ nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đúng đối tượng và không thuộc diện phải từ chối theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì việc người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật tiếp nhận yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
Việc giao nhận hồ sơ yêu cầu giám định đối với di vật được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
3. Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
5. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản giao nhận theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?