Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính phải không? Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính phải không?
Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
b) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
c) Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
d) Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
...
Theo đó, Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
b) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
c) Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
d) Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
...
Như vậy, Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
- Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
- Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính phải không? Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Quốc hội?
Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
...
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?