Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động trong vòng bao lâu thì sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập?
Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động trong vòng bao lâu thì sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng Thừa phát lại chưa bắt đầu hoạt động;
c) Không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc hết thời hạn tạm ngừng hoạt động tối đa quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định này mà không được hoạt động trở lại;
d) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập hoặc toàn bộ các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị miễn nhiệm, bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại;
đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên thì sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập.
Do đó, đối với trường hợp anh đưa ra, Văn phòng Thừa phát lại chỉ mới không hoạt động trong khoảng 06 tháng thì vẫn chưa bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập.
Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động bao lâu thì sẽ bị chấm dứt hoạt động?
Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, quy định về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
c) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo Điều 31 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì cũng sẽ đương nhiên bị chấm dứt hoạt động.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 31 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, khi Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên thì sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập và đương nhiên cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Văn phòng Thừa phát bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập do không hoạt động thì phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
...
3. Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng. Hết thời hạn này mà Văn phòng Thừa phát lại chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập vì Trưởng Văn phòng hoặc toàn bộ Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng Thừa phát lại, của Thừa phát lại hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ:
- Nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
- Đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng.
Nếu hết thời hạn này mà Văn phòng Thừa phát lại chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản thì tài sản của Văn phòng Thừa phát lại, của Thừa phát lại hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?