Văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy hay không?
- Thời hiệu xử phạt đối với văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy trong thời gian bao lâu?
Văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết lịch làm việc hoặc nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
b) Không niêm yết thủ tục hoặc chi phí thực hiện công việc tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
c) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định;
d) Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;
đ) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;
e) Không bảo đảm trang phục cho thừa phát lại theo quy định;
g) Lưu trữ hồ sơ công việc không đúng quy định.
...
Lưu ý căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức."
Theo đó văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy hay không?
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 64; khoản 1 Điều 65 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2 và 3 Điều 57; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; các khoản 1, 2 và 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2 Điều 81 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6 Chương III; Điều 64; các khoản 1, 2, 3, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 65; điểm s và điểm t khoản 2, điểm s và điểm t khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền xử phạt thì Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì không có quy định xử phạt ở Điều 33 Nghị định này.
Như vậy hành vi vi phạm của văn phòng thừa phát lại là không niêm yết nội quy tiếp người yêu cầu sẽ không thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.
Thời hiệu xử phạt đối với văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy trong thời gian bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy trong thời gian bao lâu, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với văn phòng thừa phát lại không niêm yết nội quy là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?