Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gồm có mấy Phó Chánh Văn phòng?
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gồm có mấy Phó Chánh Văn phòng?
- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm gì?
- Ai được xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gồm có mấy Phó Chánh Văn phòng?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 09/QĐ-BCĐ389 năm 2021) quy định Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có 05 Phó Chánh Văn phòng:
- Một lãnh đạo cấp Cục của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu hoặc Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an;
- Một lãnh đạo cấp Vụ của Vụ Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ;
- Một lãnh đạo cấp Cục của Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hoặc một lãnh đạo cấp Cục của Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng;
- Một lãnh đạo cấp Cục của Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương;
- Một lãnh đạo cấp Cục của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính (được đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác do Cơ quan Thường trực giao).
Các trường hợp khác với quy định tại khoản này, bộ, cơ quan cử công chức, sỹ quan biệt phái báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Hình từ Internet)
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của các Phó Chánh Văn phòng
Giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành công tác của Văn phòng Thường trực theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cán bộ thừa hành thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Theo đó, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành công tác của Văn phòng Thường trực theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cán bộ thừa hành thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Ai được xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 09/QĐ-BCĐ389 năm 2021) quy định như sau:
Tổ chức của Văn phòng Thường trực: Gồm có Chánh Văn phòng, 05 (năm) Phó Chánh Văn phòng và các chuyên viên.
...
3. Chuyên viên của Văn phòng Thường trực:
a) Chuyên viên của Văn phòng Thường trực làm việc theo chế độ biệt phái chuyên trách: Là công chức, viên chức, sỹ quan của các bộ, cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cử theo yêu cầu của Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực.
b) Chuyên viên Văn phòng Thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm: Là công chức, viên chức Tổng cục Hải quan cử theo yêu cầu Phó Trưởng ban Thường trực để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm, hậu cần hoặc theo các chuyên đề, kế hoạch.
c) Chuyên viên chuyên trách của Văn phòng Thường trực được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng. Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy hoạch, bổ nhiệm thực hiện theo quy định về công tác cán bộ.
d) Căn cứ nhu cầu, vị trí công tác, Văn phòng Thường trực trao đổi, thống nhất với các bộ, cơ quan về việc cử, tiếp nhận chuyên viên, công tác cán bộ của Văn phòng Thường trực trước khi báo cáo, đề xuất Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực xem xét, giải quyết theo quy định.
Theo quy định nêu trên thì chuyên viên chuyên trách của Văn phòng Thường trực được xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?