Vần seri bao gồm những vần nào? Vần seri cấp cho cơ sở in đúc tiền được thể hiện ở đâu? Trách nhiệm của cơ sở in đúc tiền?
Vần seri được ghép bởi bao nhiêu chữ cái? Vần seri bao gồm những vần nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vần seri là phần chữ được ghép bởi 2 trong số 26 chữ cái (gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z). Vần seri bao gồm vần chính và vần phụ.
2. Vần chính là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền theo số lượng, cơ cấu tiền in hàng năm.
3. Vần phụ là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền thay thế những tờ tiền in hỏng.
4. Seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng chữ số theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
5. Ký hiệu là các yếu tố ghi trên niêm phong bao, gói, bó tiền mới in hoặc quy cách đóng gói khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Ký hiệu gồm cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; vần seri; số thứ tự bao; năm sản xuất; tên hoặc số hiệu của người đóng gói và yếu tố khác theo quy trình tổ chức sản xuất của cơ sở in, đúc tiền.
6. Tiền mới in là tiền nguyên niêm phong của cơ sở in, đúc tiền theo quy cách đóng gói do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vần seri là phần chữ được ghép bởi 2 trong số 26 chữ cái, gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z.
Vần seri bao gồm vần chính và vần phụ, cụ thể:
- Vần chính là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền theo số lượng, cơ cấu tiền in hàng năm.
- Vần phụ là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền thay thế những tờ tiền in hỏng.
Vần seri bao gồm những vần nào? Vần seri cấp cho cơ sở in đúc tiền được thể hiện ở đâu? Trách nhiệm của cơ sở in đúc tiền? (Hình từ Internet)
Vần seri cấp cho cơ sở in đúc tiền được thể hiện ở đâu?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Cấp vần seri
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ cấp vần seri theo từng loại tiền cho cơ sở in, đúc tiền, số lượng vần chính được cấp căn cứ trên số lượng tiền in hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định; số lượng vần phụ được cấp căn cứ trên định mức kinh tế, kỹ thuật in tiền của Ngân hàng Nhà nước.
2. Vần seri cấp cho cơ sở in, đúc tiền được thể hiện trên bảng cấp vần seri và được lưu giữ trong hồ sơ cấp vần seri của Cục Phát hành và Kho quỹ.
3. Trường hợp cơ sở in, đúc tiền không sử dụng hết số vần seri được cấp, cơ sở in, đúc tiền báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Theo đó, vần seri cấp cho cơ sở in đúc tiền được thể hiện trên bảng cấp vần seri, đồng thời được lưu giữ trong hồ sơ cấp vần seri của Cục Phát hành và Kho quỹ.
Trách nhiệm của cơ sở in đúc tiền được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của cơ sở in đúc tiền được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-NHNN như sau:
- Sau khi hoàn thành giao nộp tiền mới in theo Hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in đúc tiền, trong vòng 30 ngày làm việc, cơ sở in đúc tiền báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) tình hình sử dụng vần seri được cấp.
- Ban hành quy định về quản lý, sử dụng, lưu trữ vần seri trong quá trình sản xuất tại cơ sở in đúc tiền và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành quy định.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về những thông tin liên quan đến seri tiền mới in do cơ sở in đúc tiền sản xuất cho Ngân hàng Nhà nước khi có yêu cầu.
Lưu ý: Quản lý seri tiền mới in trong quá trình giao nhận tiền được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Trong quá trình giao nhận tiền mới in
- Cơ sở in đúc tiền giao tiền mới in cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ); giao, nhận tiền mới in giữa các Kho tiền Trung ương; giao, nhận tiền mới in giữa Kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; giao, nhận tiền mới in giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.
Bên giao tiền mới in phải lập bảng kê seri của các loại tiền kèm theo biên bản giao nhận tiền hoặc phiếu xuất.
Bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận; trường hợp phát hiện sai sót, bên nhận phải thông báo cho bên giao để thống nhất điều chỉnh, đảm bảo khớp đúng với thực tế giao nhận;
- Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền.
Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận; trường hợp phát hiện sai sót, bên nhận phải thông báo cho bên giao để thống nhất điều chỉnh, đảm bảo khớp đúng với thực tế giao nhận;
- Bảng kê seri do thủ kho bên giao ký và phải thể hiện chính xác các yếu tố: Bên giao, bên nhận, loại tiền, số lượng, vần seri, năm sản xuất, ký hiệu bao, gói, bó tiền hoặc quy cách đóng gói khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Bảng kê này được lập thành 02 liên, mỗi bên giao, nhận giữ 01 liên.
(2) Trách nhiệm theo dõi, quản lý, lưu trữ thông tin seri tiền mới in
- Bên giao và bên nhận có trách nhiệm theo dõi, quản lý, lưu trữ thông tin seri của các bao, gói, bó tiền mới in đã giao, nhận tại đơn vị;
- Khi Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xuất tiền mới in theo bao nguyên niêm phong cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các đối tượng khác, bên giao có trách nhiệm quản lý, lưu trữ thông tin seri tiền mới in đã xuất cho các đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?