Vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác thì có được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC không?
- Vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác thì có được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC không?
- Quy trình gia công lại vàng miếng của Công ty SJC được thực hiện theo bao nhiêu bước?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giám sát hoạt động gia công lại vàng miếng SJC như thế nào?
Vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác thì có được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC không?
Vàng miếng SJC (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định vàng miếng SJC được hiểu là vàng miếng có hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC.
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định như sau:
Nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC
...
3. Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
a) Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
b) Bị trầy xước;
c) Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
d) Bị biến dạng.
4. Các loại vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Căn cứ trên quy định được sử dụng nguồn vàng nguyên liệu sau đây để tổ chức sản xuất vàng miếng SJC, cụ thể:
Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
+ Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
+ Bị trầy xước;
+ Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
+ Bị biến dạng.
Như vậy, vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác không phải của Công ty SJC thì có thể được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC.
Quy trình gia công lại vàng miếng của Công ty SJC được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Theo Điều 7 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định như sau:
Quy trình gia công lại vàng miếng SJC
1. Công ty SJC gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại vàng miếng SJC quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định này, trong đó nêu rõ khối lượng vàng miếng SJC dự kiến cần gia công lại và thời gian gia công.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận việc gia công lại vàng miếng SJC cho Công ty SJC.
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công lại vàng miếng SJC.
4. Công ty SJC thực hiện gia công lại vàng miếng SJC theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước dưới sự giám sát của Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ trên quy định quy trình gia công lại vàng miếng SJC do Công ty SJC đã gia công được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1. Công ty SJC gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại vàng miếng SJC bị đóng thêm các ký hiệu khác không phải của Công ty SJC.
Trong đó nêu rõ khối lượng vàng miếng SJC dự kiến cần gia công lại và thời gian gia công.
Bước 2. Sau khi xem xét đề nghị của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận việc gia công lại vàng miếng SJC cho Công ty SJC.
Bước 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công lại vàng miếng SJC.
Bước 4. Công ty SJC thực hiện gia công lại vàng miếng SJC theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước dưới sự giám sát của Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giám sát hoạt động gia công lại vàng miếng SJC như thế nào?
Theo Điều 13 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giám sát hoạt động gia công lại vàng miếng SJC như sau:
- Thực hiện kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và bảo quản khuôn sản xuất vàng miếng SJC ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
- Mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng trước mỗi đợt gia công và niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng sau khi kết thúc đợt gia công.
- Quản lý và lưu giữ chìa khóa két sắt bảo quản khuôn sản xuất vàng miếng.
- Thành lập Tổ giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012, cụ thể:
Tổ giám sát gia công vàng miếng
...
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để giám sát việc gia công vàng miếng từ nguồn vàng nguyên liệu quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Quyết định này.
...
- Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quyết định này, Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động gia công vàng miếng SJC khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?