Vàng nhẫn là gì? Phân biệt vàng nhẫn và vàng miếng? Chỉ mua được vàng miếng ở doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép đúng không?
Vàng nhẫn là gì?
Trên thị trường, vàng nhẫn là loại vàng mỏng được đúc thành hình tròn rỗng, thường là nhẫn trơn, không khắc hay thêm chi tiết gì để đảm bảo giữ được trọn vẹn giá trị.
Vàng nhẫn thường có trọng lượng từ 1 đến 3 chỉ.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Vàng nhẫn là gì? Phân biệt vàng nhẫn và vàng miếng? Chỉ mua được vàng miếng ở doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép đúng không? (Hình từ Internet)
Phân biệt vàng nhẫn và vàng miếng?
Vàng miếng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
…
Đồng thời, căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7054:2014 về vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật có quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.4
Vàng miếng (Bullion gold)
Vàng đã được đúc, dập, cán, thành các hình dạng khác nhau, có đóng chữ và số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất theo quy định tại Điều 6 của tiêu chuẩn này.
Theo đó, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất được cấp phép theo quy định.
Trên thực tế, vàng nhẫn thường có trọng lượng từ 1 đến 3 chỉ; Vàng miếng thường có trọng lượng 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ hoặc 1 lượng.
02 loại vàng này đều mang những đặc điểm phù hợp với việc tích trữ và đầu tư.
Thế nhưng, khác với vàng miếng, vàng nhẫn được phân phối bởi hầu hết các công ty vàng bạc đá quý.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số ví dụ sau để phân biệt rõ vàng nhẫn và vàng miếng, cụ thể:
- Về giá cả: Vàng miếng thường có giá trị cao hơn so với vàng nhẫn, do đó, khi bán ra sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn. Ngược lại, vàng nhẫn có giá thấp hơn và thường gắn liền với giá vàng thế giới, nên mức chênh lệch không quá lớn.
- Về khả năng tích trữ lâu dài: Vàng miếng, với tính ổn định và giá trị cao, là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn đầu tư dài hạn. Trong khi đó, vàng nhẫn có thể là một sự đầu tư ngắn hạn, dù vẫn mang lại giá trị nhất định trong việc tích trữ.
- Về mục đích sử dụng: Vàng miếng thường được sử dụng để tích lũy tài sản lâu dài hoặc làm quà tặng. Vàng nhẫn, tuy có thể dùng để giữ giá trị, nhưng lại linh hoạt hơn khi vừa có thể sử dụng làm trang sức, vừa có thể dùng để tích trữ.
- Về sự biến động so với giá vàng thế giới: Vàng miếng có thể có sự chênh lệch lớn so với giá vàng quốc tế, có lúc lên đến 20 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn có biên độ chênh lệch nhỏ hơn, thường bám sát với giá vàng thế giới.
Tóm lại, việc lựa chọn giữa vàng miếng hay vàng nhẫn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng khách hàng. Vàng miếng, với giá trị cao và tính ổn định, thích hợp cho những ai muốn đầu tư dài hạn, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập cao. Vàng nhẫn lại là lựa chọn linh hoạt hơn cho những ai có nhu cầu tích trữ và sử dụng trong ngắn hạn.
*Thông tin mang tính chất tham khảo
Chỉ mua được vàng miếng ở doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép đúng không?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo đó, có thể mua vàng miếng tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:
- Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
+ Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
+ Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
+ Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
+ Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?