Vật chứng được công an thu giữ, bảo quản sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng thì sẽ do cơ quan nào tiếp nhận?
Vật chứng có được lưu giữ mãi ở kho vật chứng hay không?
Tại khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP có quy định:
"1. Kho vật chứng là nơi tiếp nhận, quản lý, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố hoặc công tác xét xử, thi hành án do cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc cấp trên hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao."
Có thể thấy, vật chứng ban đầu được tiếp nhận, quản lý, bảo quản tại kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố hoặc xét xử. Tuy nhiên, sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc cấp trên hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao sẽ tiếp nhận số vật chứng trên để phục vụ cho công tác xét xử, thi hành án theo đúng quy trình pháp luật quy định.
Vật chứng được công an thu giữ, bảo quản sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng thì sẽ do cơ quan nào tiếp nhận?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) có quy định về việc tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản, quản lý vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án như sau:
- Các đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trực tiếp quản lý kho vật chứng của công an các cấp có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, quản lý vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của các vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế quản lý kho vật chứng trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố.
Sau khi tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án đang được bảo quản tại kho vật chứng của cơ quan công an phải được chuyển sang kho vật chứng của cơ quan thi hành án để quản lý phục vụ công tác xét xử và thi hành án. Ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đang thụ lý vụ án ra lệnh xuất và thực hiện việc nhận, vận chuyển, chuyển giao vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án từ kho vật chứng của cơ quan công an sang kho vật chứng của cơ quan thi hành án.
- Trường hợp vật chứng, đồ vật của vụ án là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật do điều kiện khách quan mà cơ quan đang thụ lý vụ án không thể chuyển giao được ngay cho cơ quan chuyên trách để bảo quản thì phải tạm nhập vào kho vật chứng để bảo quản. Sau khi khắc phục được hoặc khi điều kiện khách quan cản trở không còn nữa thì Thủ trưởng đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án ra lệnh xuất và thực hiện ngay việc nhận, chuyển giao vật chứng, đồ vật nói trên sang cơ quan chuyên trách để bảo quản.
- Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án trong kho phải được phân loại, sắp xếp hợp lý và áp dụng chế độ quản lý phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất, nhập, bảo quản và tránh nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất giá trị, giá trị chứng minh, giá trị sử dụng hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người.
- Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu lệnh nhập, xuất vật chứng; phiếu nhập, xuất vật chứng (Mẫu số 1a, 1b, 2a, 2b).
Theo đó, việc tiếp nhận vật chứng được thực hiện theo đúng quy định trên, phụ thuộc vào từng giai đoạn xử lý vụ án.
Tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản, quản lý vật chứng
Vật chứng bị hư hỏng, mất mát thì phải xử lý như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) có quy định, công an các đơn vị, địa phương nơi có kho vật chứng, ít nhất một năm hai lần phải tổ chức kiểm tra, rà soát vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án đang được bảo quản trong kho vật chứng thuộc quyền quản lý của mình. Khi kiểm tra, rà soát nếu phát hiện có vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án bị tồn đọng, không được xử lý cùng với vụ án hoặc đã được xử lý nhưng cơ quan có trách nhiệm chậm trễ trong việc thi hành... hoặc phát hiện vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án bị mất mát, hư hỏng, mất giá trị chứng minh thì yêu cầu Thủ trưởng đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thông báo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Như vậy, vật chứng của một vụ án hình sự tùy từng giai đoạn xử lý của vụ án mà sẽ do những cơ quan, tổ chức tương ứng phù hợp có trách nhiệm quản lý, bảo quản, lưu giữ. Bên cạnh đó, công an các đơn vị, địa phương nơi có kho vật chứng phải có trách nhiệm bảo quản tốt vật chứng trong kho đang lưu giữ để kịp thời phát hiện, xử lý trong trường hợp có hư hỏng, mất mát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?