Vật tư đã được phục hồi là gì? Sản phẩm được cấu thành từ vật tư đã được phục hồi có phải là hàng hóa tân trang không?
Vật tư đã được phục hồi là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2023/NĐ-CP có giải thích vật tư đã được phục hồi là một hoặc nhiều bộ phận riêng biệt (i) được tháo ra từ hàng hóa đã qua sử dụng, sau đó (ii) được làm sạch, kiểm tra chất lượng, thử nghiệm hoặc trải qua các công đoạn gia công, sửa chữa cần thiết khác để bảo đảm đưa vật tư đó trở lại tình trạng hoạt động tốt, chắc chắn và an toàn.
Vật tư đã được phục hồi là gì? Sản phẩm được cấu thành từ vật tư đã được phục hồi có phải là hàng hóa tân trang không? (Hình từ Internet)
Sản phẩm được cấu thành từ vật tư đã được phục hồi có phải là hàng hóa tân trang không?
Sản phẩm được cấu thành từ vật tư đã được phục hồi có phải là hàng hóa tân trang không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hàng hóa tân trang là sản phẩm:
a) Được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định này; và
b) Được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; và
c) Có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và
d) Thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương tự như chất lượng, hiệu quả thực hiện của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và
đ) Có chế độ bảo hành tương tự như chế độ bảo hành áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
Theo quy định trên thì sản phẩm được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi có thể là hàng hóa tân trang.
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang gồm những giấy phép nào?
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang gồm những giấy phép được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 77/2023/NĐ-CP như sau:
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép).
2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
5. Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.
6. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
7. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được áp dụng trở lại khi:
a) Hết thời hạn đình chỉ Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi, sau đó được cấp lại Mã số tân trang.
8. Với các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này, chỉ chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn sau ít nhất 10 lần cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hay cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau với cùng một loại hàng hóa tân trang (cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng) và thuộc cùng một doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
Như vậy, theo quy định trên thì giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang gồm những giấy phép sau:
- Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
- Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tân trang có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 77/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tân trang có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy theo trường hợp cụ thể, có các quy định về nhãn hàng hóa; điều kiện kinh doanh; chất lượng sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hiệu suất năng lượng; an toàn bức xạ; an toàn thông tin mạng; đo lường; bảo vệ môi trường; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép và các cơ quan liên quan khi cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định tại Nghị định này.
- Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Bộ Công Thương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
- Cách viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG?
- Lý do ban hành thiết quân luật là gì? Cấm tụ tập đông người trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật đúng không?
- Baby Three là gì? Bán Baby Three ở lề đường, bán rong có phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?