VCPMC là gì? Thẩm quyền cấp GCN quyền tác giả tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thuộc về VCPMC đúng không?
- VCPMC là gì? Thẩm quyền cấp GCN quyền tác giả tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thuộc về VCPMC đúng không?
- Tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ quyền tác giả mà không phải đăng ký đúng không?
- Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến quyền phân phối bản sao bản ghi âm tác phẩm âm nhạc đến công chúng là bao nhiêu?
VCPMC là gì? Thẩm quyền cấp GCN quyền tác giả tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thuộc về VCPMC đúng không?
VCPMC là trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập ngày 19/4/2002. VCPMC là thành viên chính thức của CISAC Liên minh quốc tế các Hiệp hội những Nhà soạn Nhạc và Lời gồm 239 Hiệp hội của 123 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 5 triệu tác giả.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam chỉ là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, do đó không phải là tổ chức có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Âm nhạc tại Việt Nam.
VCPMC là gì? VCPMC có phải là tổ chức duy nhất có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Âm nhạc tại Việt Nam không?
Tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ quyền tác giả mà không phải đăng ký đúng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
...
Theo đó, các tác giả của tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm do mình trực tiếp sáng tạo.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
...
Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm âm nhạc được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký
Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ được tự động bảo hộ mà không cần phải đăng ký bảo hộ.
Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến quyền phân phối bản sao bản ghi âm tác phẩm âm nhạc đến công chúng là bao nhiêu?
Theo quy định Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình gồm:
Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến quyền phân phối bản sao bản ghi âm tác phẩm âm nhạc đến công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản là từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?