Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?
- Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị loại trừ khi có các triệu chứng sức khỏe gì?
- Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?
- Trên sản phẩm thực phẩm phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin gì?
Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị loại trừ khi có các triệu chứng sức khỏe gì?
Tại tiểu mục 7.1 và tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu:
Những người được biết hay nghi ngờ có bệnh hoặc là người mang một mầm bệnh nào đó có thể lan truyền qua thực phẩm, thì không được phép vào khu vực chế biến thực phẩm vì có khả năng họ làm lây bệnh qua thực phẩm. Bất cứ người nào bị mắc như vậy cũng phải báo cáo ngay bệnh hay triệu chứng bệnh cho ban quản lý.
Tiến hành khám bệnh cho những người xử lý thực phẩm nếu có biểu hiện về mặt lâm sàng hay dịch tễ học.
Các tình trạng cần phải báo cáo cho ban quản lý để xem xét khám bệnh và/hoặc nếu cần thiết có thể loại trừ ra khỏi các khâu có tiếp xúc với thực phẩm, gồm các triệu chứng hoặc bệnh sau đây:
- Bệnh vàng da;
- Tiêu chảy;
- Nôn mửa;
- Sốt;
- Viêm họng có sốt;
- Thương tổn nhiễm trùng da rõ rệt (nhọt, vết cắt,. v.v …);
- Nước chảy rỉ từ tai, mắt hay mũi.
Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?
Tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm thì những người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm cần tránh các hành vi có thể dẫn đến nhiễm bẩn thực phẩm, ví dụ:
- Hút thuốc;
- Khạc nhổ;
- Nhai kẹo cao su hoặc ăn;
- Hắt hơi hay ho hơi mà thực phẩm chưa được bảo vệ.
Không được đeo hay mang trên người mình những đồ dùng cá nhân như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp hay các vật khác, khi nhân viên đó vào các khu vực chế biến thực phẩm vì chúng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.
Bên cạnh đó những người này còn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân theo tiêu chuẩn tại tiểu mục 7.3 Mục này như sau:
Vệ sinh cá nhân
Những người tiếp xúc với thực phẩm cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt và cần mặc quần áo bảo vệ, đội mũ, đi giầy, khi thích hợp. Các vết cắt hay vết thương, nếu người đó đã được người quản lý cho phép tiếp tục làm việc thì các vết thương đó phải được bao bọc bằng băng không thấm nước.
Các nhân viên luôn phải rửa tay sạch để không ảnh hưởng tới tính an toàn của thực phẩm, ví dụ:
- lúc bắt đầu các hoạt động xử lý hay tiếp xúc với thực phẩm;
- ngay sau khi đi vệ sinh; và
- sau khi xử lý thực phẩm tươi sống hay bất kỳ một nguyên liệu bị nhiễm bẩn nào mà có thể gây nhiễm cho thực phẩm khác, họ nên tránh xử lý các thực phẩm ăn sẵn.
Trên sản phẩm thực phẩm phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin gì?
Tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu như sau:
Một số thông tin không đầy đủ về sản phẩm và/hoặc hiểu biết không đầy đủ về vệ sinh chung thực phẩm có thể dẫn đến việc xử lý sai ở các giai đoạn sau của chu trình thực phẩm.
Xử lý sai như vậy có thể dẫn đến bệnh tật, hoặc sản phẩm trở nên không thích hợp cho tiêu dùng, ngay cả khi các biện pháp hợp lý về kiểm soát vệ sinh đã được áp dụng trước đó trong chu trình thực phẩm.
Vì vậy sản phẩm thực phẩm phải có thông tin đầy đủ để đảm bảo rằng:
- Có thông tin đầy đủ và có thể tiếp cận được đối với người tiếp theo trong chu trình thực phẩm để người đó có thể xử lý, bảo quản, chế biến, chuẩn bị và trình bày sản phẩm một cách an toàn và đúng;
- Lô hay mẻ thực phẩm có thể được xác định dễ dàng và nếu có thu hồi thì có thể thu hồi ngay được, nếu thấy cần thiết;
Người tiêu dùng phải có đủ hiểu biết về vệ sinh thực phẩm, để họ có thể:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc thông tin về thực phẩm;
- Theo thông tin mà họ có, có thể lựa chọn thích hợp cho riêng mình và
- Ngăn ngừa sự nhiễm bẩn và phát triển hoặc tồn tại của các tác nhân gây bệnh cho thực phẩm, bằng cách bảo quản, pha chế và sử dụng đúng đắn;
- Thông tin gửi cho ngành công nghiệp và thương mại phải được phân biệt rõ ràng với thông tin gửi người tiêu dùng, đặc biệt khi ghi trên các nhãn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?