Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường không? Phân biệt triệu chứng bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19?

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường không? Người nhiễm bệnh bạch hầu thường có biểu hiện ra sao? Phân biệt triệu chứng của bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19 như thế nào?

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường không?

Theo Mục I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 có nêu như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền. Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ. Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối có thể sống được 30 ngày; trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi có thể sống được vài ngày; trong sữa, nước uống sống 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút và bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường.
...

Theo đó, bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti.

Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin. Tuy nhiên, hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao khi sống ở môi trường bên ngoài, chịu được thời tiết lạnh giá và khô hạn, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ và có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường như sau:

- Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối: Có thể sống được 30 ngày;

- Trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi: Có thể sống được vài ngày;

- Trong sữa, nước uống: Sống 20 ngày;

Thậm chí, vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong tử thi được 2 tuần.

Vi khuẩn bạch hầu được lây truyền thông qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi.

Vì có khả năng có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường nên vi khuẩn bạch hầu còn có thể lây lan qua người khác thông qua sự tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Tuy nhiên, vi khuẩn bạch hầu cũng sẽ bị tiêu diệt bởi một số yếu tố lý hóa khác: Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ; nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút; bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi và dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường.

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường không? Phân biệt triệu chứng của bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19 ra sao?

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên các vật dụng ở bên ngoài môi trường không? Phân biệt triệu chứng bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19? (Hình từ Internet)

Người nhiễm bệnh bạch hầu thường có biểu hiện ra sao?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 thì người nhiễm bệnh bạch hầu thường có biểu hiện như sau:

(1) Bệnh bạch hầu họng

- Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.

- Thời kỳ khởi phát:

+ Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.

+ Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

- Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.

- Toàn thân: Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

- Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan;

Trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.

- Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.

(2) Bệnh bạch hầu ác tính

- Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh.

- Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40oC, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi.

- Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.

(3) Bệnh bạch hầu thanh quản

- Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.

- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.

Phân biệt triệu chứng của bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19 như thế nào?

Theo tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 và tiểu mục 1.1. Mục 1 Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 thì người dân có thể phân biệt triệu chứng của bệnh bạch hầu và bệnh Covid-19 như sau:

(1) Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu:

- Sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi và kèm theo một trong các triệu chứng sau:

+ Giả mạc ở amydal;

+ Thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

- Có thể khàn tiếng, khó thở thanh quản.

- Có thể hạch góc hàm sưng to (dấu hiệu cổ bạnh, cổ bò).

- Có thể có vết loét trên da.

- Có thể có biểu hiện tình trạng nhiễm độc toàn thân (mệt mỏi, da xanh tái).

(2) Đối với người nhiễm bệnh COVID-19:

- Sốt và ho; hoặc

- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau:

+ Sốt; ho;

+ Đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng;

- Chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác;

- Buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Pháp luật
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh bạch hầu được xác định là kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có xem là ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm bệnh bạch hầu thường có các dấu hiệu nào? Trẻ em nên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu từ năm bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Có những loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu nào? Đã tiêm vắc xin phòng bạch hầu, có phải tiêm nhắc lại?
Pháp luật
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm vắc xin? Hướng dẫn về lịch tiêm vắc xin bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bạch hầu là gì? Việc tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch bạch hầu phải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bạch hầu
565 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh bạch hầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào