Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoản thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?
- Vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh cho cá nhiều nhất ở điều kiện nhiệt độ môi trường là bao nhiêu?
- Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoảng thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?
- Khi cá mắc bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra thì có thể sử dụng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để chấn đoán bệnh?
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh cho cá nhiều nhất ở điều kiện nhiệt độ môi trường là bao nhiêu?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về điều kiện môi trường gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus agalactiae như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
2.1 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae là vi khuẩn gram dương, liên cầu khuẩn thuộc nhóm B (GSB), giống Streptococcus, họ Streptococcaceae.
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá, phát triển tốt ở nhiệt độ 30 °C đến 37 °C, có khả năng phát triển ở độ mặn 0 ‰ đến 35 ‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3 ngày đến 7 ngày.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá, phát triển tốt ở nhiệt độ 30 °C đến 37 °C, có khả năng phát triển ở độ mặn 0 ‰ đến 35 ‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3 ngày đến 7 ngày.
Đây là vi khuẩn gram dương, liên cầu khuẩn thuộc nhóm B (GSB), giống Streptococcus, họ Streptococcaceae.
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoản thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất? (Hình từ Internet)
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoảng thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về chẩn đoán lâm sản ở cá như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Loài cảm nhiễm: các loài cá đặc biệt là cá rô phi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa có nhiệt độ cao, mùa hè thu miền Bắc và mùa khô miền Nam với đỉnh điểm cá chết trong vòng 2 tuần đến 3 tuần với tỉ lệ chết 90 % đến 100 % [3]. Bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ (cá có kích thước lớn trên 100 g dễ bị mắc bệnh hơn).
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi bất thường (bơi xoắn ốc hoặc quay vòng); cơ thể sẫm màu, một bên hoặc hai bên mắt màu đục và lồi; xuất huyết tại gốc vây và xương nắp mang, trướng bụng, hậu môn sưng đỏ. Cá chết với tỷ lệ cao.
5.3 Bệnh tích
Tại các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, mật có thể bị sưng, nhũn; có thể xuất huyết và viêm, ổ bụng chứa nhiều dịch.
Theo đó, vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh trên tất cả các loài cá nhưng gây bệnh nhiều nhất ở loài cá rô phi.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa có nhiệt độ cao, mùa hè thu miền Bắc và mùa khô miền Nam với đỉnh điểm cá chết trong vòng 2 tuần đến 3 tuần với tỉ lệ chết 90 % đến 100 % [3]. Bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ (cá có kích thước lớn trên 100 g dễ bị mắc bệnh hơn).
Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi bất thường (bơi xoắn ốc hoặc quay vòng); cơ thể sẫm màu, một bên hoặc hai bên mắt màu đục và lồi; xuất huyết tại gốc vây và xương nắp mang, trướng bụng, hậu môn sưng đỏ. Cá chết với tỷ lệ cao.
Tại các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, mật có thể bị sưng, nhũn; có thể xuất huyết và viêm, ổ bụng chứa nhiều dịch.
Khi cá mắc bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra thì có thể sử dụng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để chấn đoán bệnh?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng cho việc chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết, phân tích, sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, không có DNase/RNase, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn (xem phụ lục A)
3.1.1 Môi trường thạch BA (thạch máu) gồm thạch Colombia và 5 % máu cừu;
3.1.2 Môi trường thạch chọn lọc Chromagar Strep B;
3.1.3 Môi trường thạch dinh dưỡng TSA;
3.1.4 Môi trường canh thang BHI;
3.1.5 Card định danh vi khuẩn Gram (+) hoặc kit kiểm tra sinh hóa;
3.1.6 Thuốc nhuộm gram (Xem phụ lục B).
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp Realtime PCR
3.2.1 Dung dịch tách chiết (NaCl 0,9%...) hoặc bộ kit tách chiết ADN vi khuẩn;
3.2.2 Bộ kit nhân gen: Power SYBR Green PCR Master Mix;
3.2.3 Đoạn mồi (primers);
3.2.4 Mẫu đối chứng;
3.2.5 Nước không có enzyme phân hủy ADN/ARN;
3.2.6 Thang chuẩn ADN 100bp;
3.2.7 Dung dịch đệm TBE 10X;
3.2.8 Bột Agarose;
3.2.9 Chất nhuộm màu (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.2.10 Chất đệm tải mẫu (Loading dye);
3.2.11 Cồn (Ethanol) 70 % (C2H6O).
Nếu thực hiện chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra ở cá bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn thì thuốc thử và vật liệu thử sau:
- Môi trường thạch BA (thạch máu) gồm thạch Colombia và 5 % máu cừu;
- Môi trường thạch chọn lọc Chromagar Strep B;
- Môi trường thạch dinh dưỡng TSA;
- Môi trường canh thang BHI;
- Card định danh vi khuẩn Gram (+) hoặc kit kiểm tra sinh hóa;
- Thuốc nhuộm gram.
Trường hợp thực hiện phương pháp Realtime PCR để chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra ở cá thì sử dụng các loại thuốc thử và vật liệu thử như sau:
- Dung dịch tách chiết (NaCl 0,9%...) hoặc bộ kit tách chiết ADN vi khuẩn;
- Bộ kit nhân gen: Power SYBR Green PCR Master Mix;
- Đoạn mồi (primers);
- Mẫu đối chứng;
- Nước không có enzyme phân hủy ADN/ARN;
- Thang chuẩn ADN 100bp;
- Dung dịch đệm TBE 10X;
- Bột Agarose;
- Chất nhuộm màu (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
- Chất đệm tải mẫu (Loading dye);
- Cồn (Ethanol) 70 % (C2H6O).
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NBAT/26-10-2024/tieu-chuan-quan-su-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-13945-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-13522-1-2024-iso-9239-1-2010.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/2025/01/09/TCVN-13990.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-13048-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/28-12-2024/dan-giao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/27122024/tcvn-14135-5-2024-ve-cot-lieu-dung-.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/19122024/tcvn-13567-4-2024-ve-thi-cong-va-nghiem-thu-be-tong-nhua-chat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/thang-12/12/tieu-chuan-TCVN-12652.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-12325-2018.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/28112024/loai-va-nhom-loai-thuong-pham.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì? Ngày ký Hiệp định Paris thời gian nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13945:2024 về độ chống trơn và độ chống trượt của tấm đá tự nhiên lát ngoài trời như thế nào?
- Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe mà vẫn lái bị phạt thế nào? Mất bao lâu để phục hồi điểm giấy phép lái xe?
- Mức lương và phụ cấp của sinh viên tốt nghiệp xuất sắc khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức theo Nghị định 179?
- Chuyển hướng xe là gì? Khi chuyển hướng xe người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần làm gì?