Vì lý do giới tính cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
- Việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính có thể bị xử phạt như thế nào?
- Bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình được thể hiện qua những nội dung gì?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính không?
Việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
...
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình.
Như vậy, hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai con trai, trừ trường hợp người con trai có đơn không yêu cầu và khôi phục quyền lợi hợp pháp của người này.
Lưu ý, tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính có thể bị xử phạt? (Hình từ Internet)
Bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình được thể hiện qua những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong gia đình như sau:
Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Theo đó, việc bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện qua các nội dung nêu trên. Trong đó:
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các quyền nêu trên, trong đó có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?