Vi phạm điều lệnh Công an nhân dân từ bao nhiêu lần trở lên trong năm thì bị xem là vi phạm nhiều lần?
- Vi phạm điều lệnh Công an nhân dân từ bao nhiêu lần trở lên trong năm thì bị xem là vi phạm nhiều lần?
- Trường hợp vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân với cùng hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
- Vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân trong năm thì có bị xem là tình tiết tăng nặng để xử lý kỷ luật không?
- Thủ trưởng đơn vị sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới khi cán bộ, chiến sĩ vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân khi nào?
Vi phạm điều lệnh Công an nhân dân từ bao nhiêu lần trở lên trong năm thì bị xem là vi phạm nhiều lần?
Vi phạm nhiều lần được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BCA là đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh từ 02 lần trở lên trong năm.
Như vậy, có thể hiểu vi phạm điều lệnh Công an nhân dân từ 02 lần trở lên trong năm thì bị xem là vi phạm nhiều lần.
Điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Trường hợp vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân với cùng hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
Nguyên tắc xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đều phải xử lý theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.
2. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm để quyết định hình thức xử lý phù hợp, bảo đảm tính giáo dục, phòng ngừa vi phạm.
3. Bảo đảm kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng quy định của Bộ Công an.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý 01 lần. Trường hợp vi phạm nhiều lần với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó. Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau: Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất; nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó. Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.
Theo đó, trường hợp vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó.
Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau:
- Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất;
- Nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó.
Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.
Vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân trong năm thì có bị xem là tình tiết tăng nặng để xử lý kỷ luật không?
Vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân trong năm thì có bị xem là tình tiết tăng nặng để xử lý kỷ luật không, thì theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
1. Những tình tiết tăng nặng:
a) Có hành vi, lời nói gây cản trở, đối phó hoặc không chấp hành việc kiểm tra theo yêu cầu của Tổ kiểm tra điều lệnh;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc bao che, không xử lý vi phạm hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm theo quy định;
c) Vi phạm nhiều lần trong năm;
d) Không tự giác nhận khuyết điểm, có hành vi né tránh, che giấu vi phạm; khai báo không trung thực, ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở việc xác minh, xử lý vi phạm hoặc có hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.
...
Như vậy, vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân trong năm được xem là tính tiết tăng nặng trong việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sĩ, đơn vị vi phạm.
Thủ trưởng đơn vị sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới khi cán bộ, chiến sĩ vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân khi nào?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Xử lý liên đới trách nhiệm
...
3. Thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới nếu để đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh hoặc để quá thời hạn xử lý vi phạm điều lệnh. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm nhiều lần mà trước đó thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp đã nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản hoặc nhắc nhở, chấn chỉnh trong cuộc họp, giao ban của đơn vị (nội dung chấn chỉnh, nhắc nhở được ghi trong biên bản họp, giao ban của đơn vị), đồng thời có văn bản báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp thì thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp không phải chịu trách nhiệm liên đới.
Theo đó, thủ trưởng đơn vị sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới khi cán bộ, chiến sĩ vi phạm nhiều lần điều lệnh Công an nhân dân nếu trước đó thủ trưởng đơn vị đã nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản hoặc nhắc nhở, chấn chỉnh trong cuộc họp, giao ban của đơn vị (nội dung chấn chỉnh, nhắc nhở được ghi trong biên bản họp, giao ban của đơn vị), đồng thời có văn bản báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?