Vi phạm nghiêm trọng là gì? Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng bị hủy bỏ hay chấm dứt?
- Vi phạm nghiêm trọng là gì? Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng bị hủy bỏ hay chấm dứt?
- Bên bị thiệt hại do bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng có được yêu cầu bồi thường không?
- Bên bị vi phạm được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng trong vòng bao nhiêu lâu kể từ khi biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm?
Vi phạm nghiêm trọng là gì? Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng bị hủy bỏ hay chấm dứt?
Hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đồng thời tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Theo đó, vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Như vậy, trường hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Lưu ý: Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Vi phạm nghiêm trọng là gì? Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng bị hủy bỏ hay chấm dứt? (hình từ internet)
Bên bị thiệt hại do bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng có được yêu cầu bồi thường không?
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
...
Như vậy, trường hợp hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bồi thường.
Bên bị vi phạm được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng trong vòng bao nhiêu lâu kể từ khi biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm?
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy, bên bị vi phạm được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng trong vòng 03 năm kể từ khi biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Lưu ý: Theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện hợp đồng là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
(i) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
(ii) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(iii) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
- Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
- Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?