Vi phạm quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng thì ai có trách nhiệm kiểm tra?
Có các loại vật liệu xây không nung nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-BXD có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để làm tường, vách ngăn và khối xây. Vật liệu xây không nung gồm:
1. Gạch bê tông;
2. Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3;
3. Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ;
4. Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.
Theo đó thì vật liệu xây không nung gồm có:
- Gạch bê tông;
- Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3;
- Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ;
- Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.
Có các công trình xây dựng nào phải sử dụng vật liệu xây không nung? Không sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Có các công trình xây dựng nào phải sử dụng vật liệu xây không nung?
Tại Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BXD có quy định các công trình xây dựng nào phải sử dụng vật liệu xây không nung như sau:
Các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung
1. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như sau:
a) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%;
b) Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%;
c) Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%.
2. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.
3. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
4. Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Theo đó các công trình xây dựng nào phải sử dụng vật liệu xây không nung gồm:
- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ nêu trên.
- Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.
Đối với các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
Bên cạnh đó nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Vi phạm quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng thì ai có trách nhiệm kiểm tra?
Tại Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định về kiểm tra và xử lý vi phạm như sau:
Kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
3. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này sẽ xử lý theo quy định hiện hành.
Theo đó, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc.
Còn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?