Vì sao lấy ngày 21/12 là Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam? Nhà nước có phải là chủ sở hữu của EVN?
Vì sao lấy ngày 21/12 là Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam?
Ngày truyền thống được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Cách đây 69 năm, ngày 21/12/1954 là một ngày đặc biệt đối với ngành Điện lực Việt Nam, hai tháng sau khi tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ và căn dặn cán bộ công nhân viên: “Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải gìn giữ nhà máy làm cho nó phát triển hơn nữa”.
Sự kiện này đã trở thành một mốc son lịch sử và ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg năm 2009 lấy ngày 21 tháng 12 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam”.
Việc tổ chức Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam phải đảm bảo tiết kiệm, giáo dục truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất vì sự phát triển của ngành và sự phát triển của đất nước đảm bảo quy định tại Điều 2 Quyết định 1594/QĐ-TTg năm 2009.
Năm 2023, Kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2023).
Nhà nước có phải là chủ sở hữu của EVN không?
Chủ sở hữu của EVN đươc quy định theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP như sau:
Chủ sở hữu của EVN
Nhà nước là chủ sở hữu của EVN. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN.
Căn cứ quy định trên thì Nhà nước là chủ sở hữu của EVN. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN.
EVN chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của EVN là Tổng giám đốc EVN theo quy định theo Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP.
Vì sao lấy ngày 21/12 là Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam? Nhà nước có phải là chủ sở hữu của EVN? (Hình từ internet)
Quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN được quy định như thế nào?
Chủ sở hữu nhà nước có quyền, trách nhiệm đối với EVN đươc quy định theo Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.
- Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính; sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của EVN.
- Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của EVN.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý EVN; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;
- Chấp thuận bằng văn bản để Hội đồng thành viên EVN quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Tổng giám đốc EVN.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của EVN.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay.
- Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của EVN.
- Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên và Tổng giám đốc EVN.
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của EVN. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng EVN.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?