Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn?

Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn? Giải pháp công trình phòng chống lũ đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình như thế nào?

Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn?

Để trả lời câu hỏi "Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn?" thì:

Căn cứ tại mục 2 phần IV Điều 1 Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
IV. TIÊU CHUẨN PHÒNG, CHỐNG LŨ
...
2. Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế hệ thống đê
a) Vùng chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu:
- Đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội (trong phạm vi đường vành đai IV): Đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,4 m, tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 20.000 m3/s.
- Các tuyến đê khác đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,1 m và trên sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phả Lại là 7,2 m; tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 17.800 m3/s, tại trạm thủy văn Phả Lại là 3.300 m3/s.
b) Vùng ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn: Hệ thống đê điều đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên các tuyến sông.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mực nước, lưu lượng lũ thiết kế cho từng tuyến đê.

Đồng thời, căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì Lệnh Báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt khi mực nước như sau:

(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 12,4m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 13,4 m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.

(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 9,5m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 10,5m.

- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m

Thêm vào đó, Lũ thiết kế được định nghĩa tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2022/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BNNPTNT trận lũ theo tính toán có thể sẽ xuất hiện tại tuyến xây dựng công trình tương ứng với tần suất thiết kế.

Theo đó, tiêu chuẩn phòng chống lũ đối với đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội (trong phạm vi đường vành đai IV): Đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,4 m - (trong đó Mực nước tương ứng với cấp báo động 3 là 11,5m)

Hay nói cách khác, lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 thì vẫn nằm trong tiêu chuẩn phòng chống lũ đối với đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội (trong phạm vi đường vành đai IV).

Bên cạnh đó, các tuyến đê khác đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,1 m và trên sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phả Lại là 7,2 m; tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 17.800 m3/s, tại trạm thủy văn Phả Lại là 3.300 m3/s.

Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn?

Vì sao lũ sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên báo động 3 khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội vẫn an toàn? (Hình từ Internet)

Giải pháp công trình phòng chống lũ đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình như thế nào?

Giải pháp công trình phòng chống lũ đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được quy định tại mục 1 Phần V Điều 1 Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016, cụ thể như sau:

(1) Giải pháp điều tiết lũ tại các hồ chứa thượng lưu:

Điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ: sử dụng dung tích phòng lũ của các hồ để điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ du: hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà là 07 tỷ m3, hồ Tuyên Quang là 01 tỷ m3, hồ Thác Bà là 450 triệu m3. Vận hành điều tiết liên hồ, đảm bảo lưu lượng lũ trên sông Hồng tại trạm thủy văn Sơn Tây nhỏ hơn hoặc bằng 28.000 m3/s; tại trạm thủy văn Hà Nội nhỏ hơn hoặc bằng 20.000 m3/s và mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 13,40 m.

Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc dự báo xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần) được sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.

(2) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn tăng độ che phủ, chống xói mòn, chống cạn kiệt dòng chảy, phòng, chống lũ quét; thực hiện có hiệu quả chương trình trồng rừng.

(3) Củng cố đê điều: Đê là giải pháp chống lũ cơ bản, lâu dài đối với đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình. Chú trọng đầu tư, củng cố, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê điều, bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội. Các giải pháp kỹ thuật củng cố, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều bao gồm:

- Hoàn chỉnh mặt cắt đê: Đảm bảo đủ chiều cao chống lũ, kích thước mặt cắt ngang (tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê, đắp cơ thượng, hạ lưu); phát hiện, xử lý ẩn họa trong thân đê; trồng cây chắn sóng, trồng cỏ chống xói mòn.

- Nâng cao chất lượng thân, nền đê đáp ứng yêu cầu chống lũ trong trường hợp lũ lớn kéo dài trong nhiều ngày. Ưu tiên đối với các đoạn đê đi qua khu đông dân cư, đặc biệt là đê sông Hồng đoạn qua trung tâm Hà Nội.

- Áp dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới để xử lý nền đối với những đoạn nền đê có địa chất yếu bảo đảm an toàn cho đê. Lấp đầm, hồ ao ven đê tăng ổn định cho đê; đắp tầng phủ, tầng phản áp khu vực nền đê yếu, thường xuyên bị đùn sủi.

- Cải tạo, cứng hóa mặt đê, đường hành lang chân đê để tăng ổn định, kết hợp chương trình nông thôn mới làm đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, tổ chức hộ đê, chống lấn chiếm thân đê.

- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê; những cống qua đê bị hư hỏng chưa có điều kiện sửa chữa hoặc xây mới phải hoành triệt để đảm bảo an toàn chống lũ.

- Tu bổ, nâng cấp hệ thống kè; xử lý khu vực sạt lở đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, công trình phòng chống lụt, bão, các khu dân cư tập trung, khu đô thị. Việc xử lý sạt lở phải kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình.

- Xây dựng các công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều.

- Hoàn chỉnh hệ thống đê và lòng dẫn sông Đáy theo Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy.

(4) Cải tạo lòng dẫn: nạo vét lòng sông, cửa sông tại những vị trí bị bồi lắng cục bộ để tăng khả năng thoát lũ.

(5) Chỉnh trị cửa sông Đuống: Xây dựng công trình chỉnh trị, điều tiết đoạn cửa vào sông Đuống để khống chế, ổn định tỷ lệ phân lưu mùa lũ từ sông Hồng sang sông Đuống ở mức từ 30-32%.

(6) Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy: Khi dự báo xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần trên hệ thống sông Hồng (vượt lũ thiết kế) hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, thực hiện chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa là 2.500 m3/s.

Lệnh Báo động lũ sông Hồng ở cấp báo động 3: Tin lũ khẩn cấp được ban hành?

Lệnh Báo động lũ sông Hồng ở cấp báo động 3: Tin lũ khẩn cấp được ban hành, căn cứ tại Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTG về ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:

Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1. Tin dự báo, cảnh báo mưa lớn
a) Tin cảnh báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 48 giờ;
b) Tin dự báo mưa lớn được ban hành khi phát hiện mưa lớn có khả năng xảy ra trước 24 giờ.
2. Tin cảnh báo lũ
Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động 1 hoặc đã đạt mức báo động 1 và còn tiếp tục lên hoặc xuất hiện lũ bất thường.
3. Tin lũ
Tin lũ được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 2 và còn tiếp tục lên hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 2.
4. Tin lũ khẩn cấp
Tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 3 và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 3.
5. Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được ban hành khi:
a) Phát hiện mưa lớn có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo;
b) Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đê, vỡ đập, vỡ hồ chứa, xả lũ có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.

Như vậy, Tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động 3 và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 3.

Hay nói cách khác, tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông Hồng tại Hà Nội đạt mức báo động 3 và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn hoặc ở mức báo động 3, cụ thể:

(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây: Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.

(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên): Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
428 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào