Vì sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Rằm tháng Giêng có được xem là ngày lễ lớn không?
Vì sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu? Rằm tháng Giêng có được xem là ngày lễ lớn không?
Rằm tháng Giêng âm lịch hay còn gọi tết Nguyên tiêu. Rằm tháng Giêng diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng âm lịch. Năm nay, Rằm tháng Giêng trùng ngày thứ Bảy, 24/02/2024 (dương lịch).
Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).
Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Ngày Rằm tháng Giêng – thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Ngày này, mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đạo.
Và theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu không được xem là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định trên.
Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu 2024 (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc vào ngày Rằm tháng Giêng được tính lương như thế nào?
Rằm tháng Giêng được tính theo lịch âm do đó sẽ không có ngày dương lịch cố định, lương của người lao động đi làm trong ngày này sẽ được tính theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Rằm tháng Giêng không thuộc ngày Lễ, Tết được nghỉ làm hưởng nguyên lương, do đó nếu người lao động đi làm vào ngày này (không phải ngày nghỉ hàng tuần) thì được hưởng lương như ngày bình thường.
Nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được hưởng ít nhất 200% theo điểm b khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động làm thêm giờ vào đêm Rằm tháng Giêng được tính lương như thế nào?
Người lao động làm thêm giờ vào đêm Rằm tháng Giêng được tính lương theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động làm thêm giờ vào Rằm tháng Giêng được tính lương tối thiểu như sau:
(1) Trường hợp ngày Rằm tháng Giêng là ngày làm việc bình thường: - Trường hợp không làm thêm giờ vào ban ngày: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 200% - Trường hợp có làm thêm giờ vào ban ngày: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 210% (2) Trường hợp ngày Rằm tháng Giêng là ngày nghỉ hàng tuần: Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 270% |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?