Vì sao Việt Nam lại áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
- Chính sách thuế có phải là một trong những nhân tố quyết định sức hấp dẫn trong thu hút FDI hay không?
- Vì sao Việt Nam lại áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
- Khi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu Việt Nam có thể xem xét các hình thức hỗ trợ đầu tư nào?
Chính sách thuế có phải là một trong những nhân tố quyết định sức hấp dẫn trong thu hút FDI hay không?
Các nhân tố quyết định sức hấp dẫn trong thu hút FDI có thể kể đến như:
- Sự ổn định chính trị;
- Mức lương;
- Chích sách thuế;
- Chất lượng cơ sở hạ tầng;
- Chất lượng nguồn nhân lực;
- Quy mô thị trường trong nước;
- Tiếp cận hàng hóa cơ bản;
- Tiếp cận thị trường thế giới (FTAs)
- Sự hỗ trợ của chính quyền;
- Liên kết chuỗi và cụm ngành;
Như vậy, có thể thấy rằng, chính sách thuế là một trong những nhân tố quyết định sức hấp dẫn trong thu hút FDI.
Mặc khác, để có thể thu hút FDI vào Việt Nam thì hầu hết các biện pháp khuyến khích FDI đều dựa vào các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thế thấy rằng mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đều lần lượt giảm:
- Trong giai đoạn 2001 - 2008 là 28%;
- Giai đoạn 2009 - 2013 là 25%;
- Giai đoạn 2014 - 2015 là 22%;
- Từ 1/1/2016 là 20% (Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013).
Chính sách thuế có phải là một trong những nhân tố quyết định sức hấp dẫn trong thu hút FDI hay không? (Hình từ Internet)
Vì sao Việt Nam lại áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Vào ngày 29/11/2023, Quốc hội đã chính thức ban hành Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Vậy, vì sao Việt Nam lại áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Theo khuyến nghị G20, OECD và Diễn đàn OECD Inclusive Framework thực hiện dự án BEPS* với 15 hành động và đã hoàn thiện Đề xuất xử lý thuế đối với hoạt động kinh tế kỹ thuật số, bao gồm 2 trụ cột.
Trong đó, trụ cột 2 đề xuất: Thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngoài ra, OECD IF có 141 quốc gia thành viên, Việt Nam chính thức tham gia vào tháng 7/2017 và là thành viên thứ 100.
(*) Chương trình hành động chống xói mòn ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (Base erosion profit shifting - BEPS Actions).
Trụ cột 2 - Thuế suất tối thiểu toàn cầu được thiết kế với 03 nguyên tắc cốt lõi:
- Nguyên tắc gộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IIR);
- Nguyên tắc đối với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức thuế suất tối thiểu toàn cầu (Undertaxed payment rule - UTPR);
- Nguyên tắc quyền đánh thuế của nước nguồn (Subject to tax rule -STTR).
Bên cạnh đó, nội dung cơ bản của trụ cột 2 có thể kể đến như sau:
(i) Bảo đảm thu nhập của các công ty đa quốc gia phải chịu mức thuế suất tối thiểu 15%;
(ii) Các công ty đa quốc gia là đối tượng đánh thuế: doanh thu hợp nhất toàn cầu hằng năm từ 750 triệu EUR (khoảng 19.500 tỷ VND) trong ít nhất 02 năm trong giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét;
(iii) Cho phép các nước được quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu nội địa (domestic minimum tax - DMT).
Chính sách ứng phó Trụ cột Hai này đã được nhiều nước và lãnh thổ đưa ra thảo luận. Hồng Kông, Singapore đã ra tuyên bố sẽ áp dụng DMT cho các đối tượng là các công ty chịu ảnh hưởng của Trụ cột Hai.
Căn cứ tại Quyết định 29/2021/QĐ-TTg năm 2021 về chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020; cụ thể như sau:
Thuế suất ưu đãi và Thời gian áp dụng | Miễn giảm thuế TNDN | Dự án đầu tư |
9% 30 năm | - Miễn thuế 5 năm - Giảm 50% số thuế phải nộp trong 10 năm tiếp theo | Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. |
7% 33 năm | - Miễn thuế 6 năm - Giảm 50% số thuế phải nộp trong 12 năm tiếp theo | - Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; - Dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng một trong bốn tiêu chí sau: (i) Là dự án công nghệ cao mức 1; (ii) Có doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi mức 1; (iii) Giá trị gia tăng chiếm từ trên 30% đến 40% trong giá thành toàn bộ của sản phẩm đầu ra cuối cùng do tổ chức kinh tế cung cấp; (iii) Đáp ứng tiêu chí chuyển giao công nghệ mức 1. |
5% 37 năm | - Miễn thuế 6 năm - Giảm 50% số thuế phải nộp trong 13 năm tiếp theo | - Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng một trong bốn tiêu chí sau: (i) Là dự án công nghệ cao mức 2; (ii) Có doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi mức 2; (iii) Giá trị gia tăng chiếm trên 40% trong giá thành toàn bộ của sản phẩm đầu ra cuối cùng mà tổ chức kinh tế cung cấp; (iv) Đáp ứng tiêu chí chuyển giao công nghệ mức 2. |
Từ bảng trên, có thể thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp FDI đang hưởng mức ưu đãi thuế do Việt Nam ban hành thấp hơn thuế tối thuế toàn cầu.
Do đó, nếu Việt Nam không áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu thì sẽ mất quyền đánh thuế cũng như một nguồn ngân sách để phục vụ cho việc triển khai thực hiện những chính sách mới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Khi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu Việt Nam có thể xem xét các hình thức hỗ trợ đầu tư nào?
Khi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu Việt Nam có thể xem xét các hình thức hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 18 Luật Đầu tư 2020 cụ thể như sau:
- Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
- Hỗ trợ tín dụng;
- Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
- Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
- Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư 2020 đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?