Vị trí đặt báo hiệu kilomet địa danh đường thuỷ nội địa được xác định dựa trên nguyên tắc nào? Báo hiệu kilomet địa danh được thiết lập dựa theo quy cách nào?
Báo hiệu kilomet địa danh đường thuỷ nội địa được lắp đặt ở đâu trên tuyến đường thủy nội địa?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT quy định về vị trí lắp đặt và quy cách báo hiệu kilômét-địa danh như sau:
Vị trí lắp đặt và quy cách báo hiệu kilômét-địa danh
1. Vị trí lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh tại điểm khởi đầu, điểm kết thúc và khu vực thị trấn, thị xã, thành phố. Mỗi vị trí chỉ đặt một báo hiệu ở chỗ dễ nhận biết nhất.
...
Theo đó, báo hiệu kilomet địa danh được lắp đặt tại điểm khởi đầu, điểm kết thúc của tuyến đường thuỷ nội địa theo quy ước thống nhất.
Ngoài ra, mỗi vị trí chỉ đặt một báo hiệu ở chỗ dễ nhận biết nhất.
Báo hiệu kilomet địa danh đường thuỷ nội địa (Hình từ Internet)
Báo hiệu kilomet địa danh đường thuỷ nội địa được thiết lập dựa theo quy cách nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 49/2018/TT-BGTVT) quy định về vị trí lắp đặt và quy cách báo hiệu kilômét-địa danh như sau:
Vị trí lắp đặt và quy cách báo hiệu kilômét-địa danh
...
2. Quy cách báo hiệu kilômét-địa danh:
a) Màu sắc nền của biển có màu xanh lam;
b) Chữ ghi trên biển là tên đường thủy nội địa, địa danh, kilômét được sơn màu trắng, kích thước quy định cụ thể tại Phụ lục II của Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2012 hoặc thiết lập bằng bảng điện tử theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thiết lập cơ sở dữ liệu báo hiệu kilômét - địa danh vào hệ thống quản lý thông tin dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, quy cách báo hiệu kilomet địa danh được quy định như sau:
- Màu sắc nền của biển có màu xanh lam;
- Chữ ghi trên biển là tên đường thủy nội địa, địa danh, kilomet được sơn màu trắng, kích thước quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT hoặc thiết lập bằng bảng điện tử theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
Mẫu biển báo hiệu kilômét-địa danh trên đường thủy nội địa:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thiết lập cơ sở dữ liệu báo hiệu kilomet địa danh vào hệ thống quản lý thông tin dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Vị trí đặt báo hiệu kilomet địa danh được xác định dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT, vị trí đặt báo hiệu kilômét-địa danh được xác định dựa trên nguyên tắc như sau:
- Chiều xác định số kilomet của báo hiệu kilomet địa danh được thực hiện như sau:
+ Đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh và hồ theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây;
+ Đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá theo hướng từ Bắc xuống Nam;
+ Đối với đường thủy nội địa từ bờ ra đảo theo hướng từ đất liền ra đảo và nối giữa các đảo theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- Cách xác định điểm khởi đầu (km0) và điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa.
+ Đối với đường thủy nội địa trên sông chảy trực tiếp ra biển:
Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với đường nối điểm nhô xa nhất của hai bờ cao cửa sông khi nước ròng thấp;
Điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với mặt cắt mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa.
- Đối với đường thủy nội địa trên sông nhỏ đổ ra sông lớn:
+ Điểm khởi đầu tuyến là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng;
+ Điểm kết thúc tuyến được xác định theo quy định tại điểm a khoản này;
- Đối với đường thủy nội địa trên kênh:
Điểm khởi đầu và điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng ở đầu hoặc cuối kênh;
- Đối với đường thuỷ nội địa trên hồ thủy điện:
+ Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cầu cảng hoặc bến thuỷ nội địa ở hạ lưu; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của hành lang bảo vệ đập và nhà máy thuỷ điện;
+ Điểm kết thúc là mép ngoài cùng của cảng hoặc bến thuỷ nội địa cuối cùng trên thượng lưu hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa;
+ Đối với các tuyến đường thủy nội địa là nhánh phụ: Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa hai trục tim luồng và điểm kết thúc được xác định như quy định tại điểm a, khoản này.
- Đối với đường thuỷ nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá, đường ra đảo, nối các đảo:
+ Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa trên đất liền hoặc trên các đảo;
+ Điểm kết thúc là điểm ngoài cùng của cảng, bến thủy nội địa trên đất liền hoặc trên đảo; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm kết thúc là mép nước ròng thấp tiếp giáp với bờ.
- Xác định điểm khởi đầu, điểm kết thúc, điểm giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa bằng địa danh và đồng thời 2 hệ tọa độ, gồm hệ tọa độ quốc gia VN2000 và hệ tọa độ trắc địa toàn cầu WGS84;
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải xác định, điều chỉnh tọa độ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT đối với tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý;
- Việc xác định tọa độ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT được thực hiện khi khảo sát luồng phục vụ quản lý luồng, tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BGTVT ( Thay thế cho Thông tư 19/2016/TT-BGTVT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?