Vị trí địa lí là gì? Vị trí địa lí nước ta thế nào? Danh mục sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10, 11, 12?
Vị trí địa lí là gì? Vị trí địa lí nước ta thế nào?
Theo Mục 1 Phần VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì vị trí địa lí là vị trí của đối tượng địa lí đối với bề mặt Trái Đất cũng như đối với các đối tượng khác mà chúng có quan hệ tương tác với nhau.
Vị trí địa lí là đặc trưng quan trọng của đối tượng, vì ở một mức độ đáng kể, nó cung cấp biểu tượng về các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các đặc điểm địa phương của sự định vị đối tượng. Vị trí địa lí được xác định nhờ toạ độ địa lí.
Có thể đánh giá vị trí địa lí về các phương diện khác nhau: vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế, vị trí địa lí vận tải, vị trí địa lí quân sự, vị trí địa chiến lược (địa chính trị),...
>> Xem chi tiết Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí tại đây. TẢI VỀ
Vậy, vị trí địa lí nước ta như thế nào?
Trên bản đồ thế giới, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là một dải đất hình chữ S nằm trên ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, trong khu vực nội chí tuyến có gió mùa điển hình của châu Á và trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.
Vị trí địa lí nước ta được xác định bởi hệ toạ độ sau đây:
- Điểm cực Bắc 23o23’B tạ xã Lũng Cú - Đồng Văn -Hà Giang.
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi - Huyện Ngọc Hiển - Cà Mau (Giới hạn trên biển 6o50’B).
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại Sín Thầu, Huyện Mường Nhé -Điện Biên (Giới hạn trên biển 101oĐ).
- Điểm cực Đông ở kinh độ: 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hoà (Giới hạn trên biển 117o20’Đ).
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn. Gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Nước ta có chung đường biên giới trên đất liền với các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, cụ thể:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Tây, Tây Nam giáp Lào, Cam-Pu-chia
- Phía Đông, Nam giáp biển Đông.
Vị trí địa lí nước ta kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
Như vậy, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, trung tâm khu vực Đông Nam Á khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới, Việt Nam lại nằm trên đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng giúp Việt Nam dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Vị trí địa lí là gì? Vị trí địa lí nước ta thế nào? Danh mục sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10, 11, 12? (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10, 11, 12 bao gồm những loại sách nào?
(1) Theo danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bao gồm những loại sách sau đây:
STT | Tên sách (tên bộ sách) | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Địa lí 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Lê Huỳnh, Nguyễn Việt Khôi (Đồng Chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Vũ Thị Hằng, Trần Thị Hồng Mai, Nguyễn Phương Thảo | Giáo dục Việt Nam |
2 | Chuyên đề học tập Địa lí 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Đặng Tiên Dung, Đào Ngọc Hùng | |
3 | Địa lí 10 (Cánh Diều) | Lê Thông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Quyết Chiến, Vũ Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Trang Thanh, Lê Mỹ Dung | Đại học Sư phạm |
4 | Chuyên đề học tập Địa lí 10 (Cánh Diều) | Lê Thông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Quyết Chiến, Vũ Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Trang Thanh. |
(2) Theo danh mục sách giáo khoa lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 4607/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì sách giáo khoa môn Địa lí lớp 11 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bao gồm những loại sách sau đây:
STT | Tên sách (tên bộ sách) | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên), Mai Phú Thanh, Hoàng Trọng Tuân (đồng Chủ biên), Huỳnh Ngọc Sao Ly, Bùi Vũ Thanh Nhật, Phan Văn Phú, Phạm Thị Bạch Tuyết, Trần Quốc Việt | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2 | Chuyên đề học tập Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) | Mai Phú Thanh, Hoàng Trọng Tuân (đồng Chủ biên), Bùi Vũ Thanh Nhật, Phạm Thị Bạch Tuyết, Trần Quốc Việt |
(3) Theo danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 88/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì sách giáo khoa môn Địa lí lớp 12 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bao gồm những loại sách sau đây:
STT | Tên sách (tên bộ sách) | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Địa lí 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Sơn (Chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Đào Ngọc Hùng, Lê Văn Hương, Nguyễn Tú Linh, Đỗ Thị Mùi, Lương Thị Thành Vinh | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2 | Chuyên đề học tập Địa lí 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Sơn (Chủ biên), Đào Ngọc Hùng, Lê Văn Hương | |
3 | Địa lí 12 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên), Phan Văn Phú, Hà Văn Thắng (đồng Chủ biên), Huỳnh Ngọc Sao Ly, Hoàng Trọng Tuân, Phạm Thị Bạch Tuyết, Trần Quốc Việt | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
4 | Chuyên đề học tập Địa lí 12 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên), Phan Văn Phú, Hà Văn Thắng (đồng Chủ biên), Huỳnh Ngọc Sao Ly, Hoàng Trọng Tuân, Phạm Thị Bạch Tuyết | |
5 | Địa lí 12 (Cánh Diều) | Lê Thông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Quyết Chiến, Phan Đức Sơn, Lê Mỹ Dung, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Đức Tôn, Ngô Thị Hải Yến | Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) |
6 | Chuyên đề học tập Địa lí 12 (Cánh Diều) | Lê Thông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Nguyễn Quyết Chiến, Ngô Thị Hải Yến, Trần Thị Thanh Thủy |
Môn địa lí có phải là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục trung học phổ thông?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì môn Địa lí không phải là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mà là một môn học lựa chọn.
Học sinh trung học phổ thông có thể lựa chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn gồm có: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?