Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 91 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
(1) Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/2023) có quy định cụ thể về nội dung, hình thức, thời hạn, trình tự, thủ tục công khai thông tin, lấy ý kiến tham gia của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các lĩnh vực cụ thể thì thực hiện theo quy định của luật đó.
(2) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức mình, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các quyết định khác của cộng đồng dân cư được công nhận, thông qua trước ngày Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/2023) thì tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định.
Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng pháp luật khi thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, việc áp dụng pháp luật khi thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(2) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(3) Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
(4) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(6) Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì xử lý thế nào?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 10 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì bị xử lý như sau:
- Đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Đối với tổ chức vi phạm quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?