Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện thế nào?
- Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân gồm những tài sản gì?
Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện trong những trường hợp nào?
Bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng như sau:
Bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
1. Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại Điều 43, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi làm thủ tục loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; trường hợp tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng gắn liền với đất trước khi bán phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về các trường bán tài sản công như sau:
- Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
- Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
- Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng như sau:
Bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
...
3. Trình tự, thủ tục bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 26 và 27 Nghị định này.
4. Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong trường hợp đấu giá không thành thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Tại Điều 23 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản công như sau:
- Cơ quan nhà nước có tài sản công thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bán tài sản công gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 151/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền nêu trên xem xét, quyết định bán tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán không phù hợp.
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có trách nhiệm thẩm định về đề nghị bán tài sản trong trường hợp việc bán tài sản do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản công quyết định giao cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công nêu trên tổ chức bán tài sản công.
- Trong thời hạn 60 ngày (đối với trụ sở làm việc), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công nêu trên có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 và 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản bán hạch toán giảm tài sản; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân gồm những tài sản gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, bao gồm:
* Tài sản đặc biệt:
- Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
- Đất và công trình gắn liền với đất, bao gồm: công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược; công trình nghiệp vụ an ninh; công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt.
* Tài sản chuyên dùng:
- Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
- Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?