Việc bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ ngân hàng gồm các hoạt động nào? Việc bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng kết thúc khi nào?
Đơn vị nào tổ chức bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng?
Đơn vị tổ chức bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng được quy định tại Điều 26 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Tổ chức bảo trì phần mềm nghiệp vụ
Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì phần mềm theo quy trình bảo trì do đơn vị phát triển phần mềm cung cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng phần mềm xuống cấp hay trục trặc do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì phần mềm theo quy trình bảo trì do đơn vị phát triển phần mềm cung cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng phần mềm xuống cấp hay trục trặc do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.
Việc bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ ngân hàng gồm các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Việc bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ ngân hàng gồm các hoạt động nào?
Việc bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ ngân hàng gồm các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ
1. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì định kỳ phần mềm. Kế hoạch bảo trì định kỳ gồm các thông tin chính sau:
a) Nội dung bảo trì;
b) Thời gian thực hiện;
c) Cán bộ thực hiện, các bên liên quan phối hợp;
d) Các nội dung cần thiết khác.
2. Kế hoạch bảo trì định kỳ phần mềm được gửi các bên liên quan phối hợp thực hiện.
3. Đơn vị bảo trì phần mềm có trách nhiệm xây dựng kịch bản bảo trì định kỳ phần mềm gửi đơn vị chủ trì công nghệ thông tin xem xét, phê duyệt. Việc bảo trì định kỳ phần mềm gồm các hoạt động sau đây:
a) Kiểm tra hoạt động của phần mềm;
b) Kiểm tra sao lưu và khôi phục dữ liệu;
c) Kiểm tra an toàn, bảo mật của phần mềm;
d) Chỉnh sửa các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm;
đ) Kiểm tra môi trường hoạt động và đưa ra những cảnh báo có thể gặp phải và cách thức khắc phục.
4. Sau khi đơn vị bảo trì thực hiện bảo trì định kỳ, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp kiểm tra và xác nhận kết quả bảo trì định kỳ bằng biên bản.
Như vậy, theo quy định trên thì việc bảo trì định kỳ phần mềm nghiệp vụ ngân hàng gồm các hoạt động sau:
- Kiểm tra hoạt động của phần mềm;
- Kiểm tra sao lưu và khôi phục dữ liệu;
- Kiểm tra an toàn, bảo mật của phần mềm;
- Chỉnh sửa các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm;
- Kiểm tra môi trường hoạt động và đưa ra những cảnh báo có thể gặp phải và cách thức khắc phục.
Đơn vị nào tiếp nhận yêu cầu bảo trì đột xuất phần mềm nghiệp vụ ngân hàng?
Đơn vị tiếp nhận yêu cầu bảo trì đột xuất phần mềm nghiệp vụ ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Bảo trì đột xuất phần mềm nghiệp vụ
1. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu bảo trì đột xuất phần mềm và gửi đơn vị bảo trì phần mềm thực hiện.
2. Nếu yêu cầu bảo trì liên quan đến bổ sung, nâng cấp phần mềm, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện theo quy định phát triển phần mềm tại Mục 1 Chương II của Thông tư này.
3. Đối với các yêu cầu bảo trì nằm ngoài khả năng xử lý của đơn vị bảo trì phần mềm hoặc sự cố không thể khắc phục được, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện:
a) Phối hợp đơn vị bảo trì phần mềm đề xuất phương án xử lý;
b) Xây dựng phương án trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì công nghệ thông tin có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu bảo trì đột xuất phần mềm và gửi đơn vị bảo trì phần mềm thực hiện.
Việc bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng kết thúc khi nào?
Việc bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng kết thúc khi nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Kết thúc bảo trì phần mềm nghiệp vụ
1. Việc bảo trì phần mềm kết thúc khi phần mềm nghiệp vụ không sử dụng trong thực tế.
2. Trường hợp phần mềm không sử dụng trong thực tế nhưng hợp đồng bảo trì với bên thứ ba vẫn còn hiệu lực, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án chấm dứt hợp đồng bảo trì.
3. Khi kết thúc bảo trì phần mềm, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện lưu trữ phần mềm. Hồ sơ lưu trữ phần mềm bao gồm:
a) Tài liệu kỹ thuật, nghiệp vụ như Điểm a Khoản 2 Điều 21 của Thông tư này;
b) Bộ cài đặt phần mềm;
c) Bộ mã nguồn phần mềm trong trường hợp phần mềm phát triển theo phương thức tự phát triển hoặc bản quyền phần mềm thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Dữ liệu của phần mềm;
đ) Các công cụ sử dụng để phát triển, triển khai phần mềm (nếu có);
e) Hồ sơ bảo trì.
Như vậy, theo quy định trên thì việc bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng kết thúc khi phần mềm nghiệp vụ không sử dụng trong thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?