Việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được căn cứ vào đâu? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại phải gửi vào thời điểm nào?
- Việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được căn cứ vào đâu? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên được gửi vào thời điểm nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án gồm các tài liệu gì?
- Ai có quyền cấp thẻ Hòa giải viên tại Tòa án cấp tỉnh cho người được bổ nhiệm lại chức danh này?
Việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được căn cứ vào đâu? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên được gửi vào thời điểm nào?
Việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được thực hiện theo Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Quy trình bổ nhiệm lại
1. Chậm nhất 02 tháng trước ngày hết nhiệm kỳ, Hòa giải viên có nguyện vọng tiếp tục làm Hòa giải viên, nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại tại Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
2. Căn cứ nhu cầu thực tế, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên, Tòa án nơi có Hòa giải viên làm việc có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ nhiệm lại theo quy định.
3. Quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện như quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
4. Quyết định bổ nhiệm lại Hòa giải viên phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết nhiệm kỳ làm Hòa giải viên. Trường hợp không đáp ứng điều kiện để bổ nhiệm lại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được căn cứ vào nhu cầu thực tế, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên tại Tòa án nơi có yêu cầu bổ nhiệm lại chức danh này.
Cũng theo quy định này, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên phải được gửi chậm nhất 02 tháng trước ngày Hòa giải viên đó hết nhiệm kỳ.
Việc bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được căn cứ vào đâu? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại phải gửi vào thời điểm nào? (hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án gồm các tài liệu gì?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (theo Mẫu số 02);
b) Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm lại (theo Mẫu số 16b);
c) Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15);
d) Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ (theo Mẫu số 18);
đ) Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Hồ sơ cá nhân:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại (theo Mẫu số 12);
b) Giấy chứng nhận sức khóe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị trong 6 tháng);
c) Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên (theo Mẫu số 17).
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Tải về
- Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm lại theo Mẫu số 16b ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Tải về
- Biên bản họp của Hội đồng tư vấn theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Tải về
- Nghị quyết của Hội đồng tư vấn theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Tải về
- Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Tải về
- Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (quy định tại khoản 2 Điều này).
Ai có quyền cấp thẻ Hòa giải viên tại Tòa án cấp tỉnh cho người được bổ nhiệm lại chức danh này?
Thẩm quyền cấp thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm lại chức danh này được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên
a) Người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 09, kèm theo 02 ảnh 20x30 mm) gửi Tòa án nơi mình làm việc.
b) Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi Tòa án nhân dân cấp tỉnh (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp thẻ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?