Việc bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận đúng không?
Điều kiện để trở thành Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Theo khoản 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017, để trở thành Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
+ Có đạo đức nghề nghiệp.
+ Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật.
+ Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
+ Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận đúng không?
Quy định bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng nước ngoài quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính và quy định của Luật này về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hằng ngày theo quyền, nghĩa vụ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài.
4. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này. Người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bổ nhiệm. Trình tự, hồ sơ chấp thuận Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông báo người được bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 của Luật này.
5. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định trên, người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bổ nhiệm.
Thời hạn để Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu?
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời hạn quy định tại Điều 8 Thông tư 22/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-NHNN như sau:
Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, chấp thuận.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến bổ nhiệm Tổng giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?