Việc bố trí cán bộ kế toán tại đơn vị Kho bạc Nhà nước phải căn cứ vào những nội dung nào? Cần đảm bảo những nguyên tắc nào khi bố trí cán bộ kế toán?
Tại Kho bạc Nhà nước cán bộ kế toán cần thực hiện những công việc gì?
Căn cứ Điều 78 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về nội dung kế toán như sau:
Nội dung công tác kế toán
1. Công tác kế toán tại các đơn vị thuộc hệ thống KBNN
a) Nội dung công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ở một đơn vị KBNN bao gồm các phần hành nghiệp vụ: Kế toán dự toán chi NSNN; Kế toán cam kết chi NSNN; Kế toán thu NSNN; Kế toán chi NSNN; Kế toán vay nợ, viện trợ; Kế toán thanh toán; Kế toán các nghiệp vụ trên sổ Cái; Kế toán ngoài bảng; Kế toán các phần hành nghiệp vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN.
b) Các công việc kế toán của mỗi phần hành kế toán tại cơ quan KBNN bao gồm:
- Lập, tiếp nhận, kiểm soát, xử lý các chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán; tổng hợp số liệu kế toán hàng ngày, tháng, quý, năm;
- Kiểm tra số liệu kế toán, lập và gửi các loại điện báo, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo nhanh và báo cáo tài chính định kỳ;
- Tổng hợp số liệu kế toán tại bộ sổ hợp nhất theo quy trình của hệ thống.
- Phân tích, lưu giữ số liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
c) Tổng Giám đốc KBNN quy định quy trình nghiệp vụ Kế toán nhà nước, áp dụng cho một số phần hành kế toán quan trọng trong hệ thống KBNN.
Từ quy đinh trên thì cán bộ kế toán tại Kho bạc Nhà nước cần thực hiện những công việc sau:
- Lập, tiếp nhận, kiểm soát, xử lý các chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán; tổng hợp số liệu kế toán hàng ngày, tháng, quý, năm;
- Kiểm tra số liệu kế toán, lập và gửi các loại điện báo, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo nhanh và báo cáo tài chính định kỳ;
- Tổng hợp số liệu kế toán tại bộ sổ hợp nhất theo quy trình của hệ thống.
- Phân tích, lưu giữ số liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
Cán bộ kế toán tại đơn vị kho bạc nhà nước (Hình từ Internet)
Việc bố trí cán bộ kế toán tại đơn vị Kho bạc Nhà nước phải căn cứ vào những nội dung nào?
Căn cứ Điều 80 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về việc bố trí cán bộ kế toán như sau:
Bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN
1. Việc bố trí cán bộ kế toán phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ, tình hình thực tế của đơn vị và tuân theo nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán quy định ở Điều 82 của Thông tư này.
2. Giám đốc các đơn vị KBNN phải bố trí cán bộ kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, có đủ chức danh theo quy định, đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán.
3. Ở mỗi đơn vị KBNN, bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN được tổ chức thành các bộ phận chủ yếu sau:
- Bộ phận kế toán thu, chi gồm các nhân viên kế toán thực hiện các nghiệp vụ kế toán thu, chi ngân sách, tiền gửi, ...
- Bộ phận thanh toán gồm các nhân viên kế toán xử lý các giao dịch thanh toán, tín dụng của các đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Bộ phận tổng hợp gồm các nhân viên kế toán tiến hành các nghiệp vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, thống kê và hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, thực hiện kiểm tra kế toán.
Theo đó, việc bố trí cán bộ kế toán tại đơn vị Kho bạc Nhà nước phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ, tình hình thực tế của đơn vị và tuân theo nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán quy định pháp luật.
Giám đốc các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải bố trí cán bộ kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, có đủ chức danh theo quy định, đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán.
Khi bố trí cán bộ kế toán tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 81 Thông tư 77/2017/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 19/2020/TT-BTC) quy định về nguyên tắc khi bố trí cán bộ kế toán như sau:
Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
Các đơn vị KBNN phải chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán theo quy định của Luật kế toán và các quy định của Thông tư này:
1. Nhân viên kế toán bộ phận kế toán thu, chi có trách nhiệm bảo quản bản đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu của của cơ quan thu, cơ quan tài chính; các kế toán viên phải đăng ký mẫu chữ ký với Kế toán trưởng;
2. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định các nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng; người được ủy quyền kế toán trưởng không được ký các chứng từ do mình trực tiếp thực hiện công việc kế toán cụ thể hoặc giao dịch với khách hàng;
3. Giám đốc KBNN căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, điều kiện thực tế tại đơn vị và quy định của KBNN để bố trí cán bộ kế toán cho phù hợp, có sự kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo an toàn tiền và tài sản.
4. Việc phân công, bố trí cán bộ kế toán trong các quy trình giao dịch một cửa thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính và KBNN.
Như vậy, việc bố trí cán bộ kế toán tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước cần đảm bảo những nguyên tắc theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?