Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích?
Phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích như sau:
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện đối với từng trường hợp cụ thể sau:
1. Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:
a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:
a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Người có nhu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;
- Người có nhu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;
d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2016/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP; Tải về
+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;
+ 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tải về
Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề
...
4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.
Theo đó, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?