Việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện như thế nào?
- Việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện như thế nào?
- Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có thời hạn bao nhiêu năm?
- Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hết hạn, chỉ huy các cơ quan cần làm gì?
Việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:
Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn lao động thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; mẫu thẻ an toàn thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có tiêu đề được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Các nhóm 1, 2, 5 và 6 được quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BQP.
Tải Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại đây: Tải về.
Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:
Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
...
Theo quy định trên, Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có thời hạn 02 năm.
Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Hình từ Internet)
Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hết hạn, chỉ huy các cơ quan cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng như sau:
Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
...
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi về cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp. Trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; trường hợp kết quả huấn luyện không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản về đơn vị để huấn luyện lại.
Như vậy, trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hết hạn, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2017/TT-BQP gửi về cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp.
Trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định.
Trường hợp kết quả huấn luyện không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản về đơn vị để huấn luyện lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh quán karaoke có được miễn đăng ký môi trường khi không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không?
- Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?