Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện?
- Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện?
- Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được tiến hành thực hiện theo quy trình thế nào?
Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện?
Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện? (hình từ Internet)
Tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật văn bản được chia thành hai loại là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất, cụ thể bạn tham khảo quy định tại Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP.
Từ đó trách nhiệm trong việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia được xác định theo quy định tại Điều 13 Nghị định 52/2015/NĐ-CP như sau:
* Trách nhiệm cập nhật văn bản quy phạm pháp luật:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.
Đối với các văn bản do Quốc hội ban hành hoặc phối hợp ban hành mà không do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
* Trách nhiệm cập nhật văn bản hợp nhất:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền hợp nhất theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất của Quốc hội do mình chủ trì soạn thảo;
- Đối với văn bản hợp nhất không thuộc trách nhiệm cập nhật của các cơ quan nêu trên, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật.
Lưu ý:
- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương bị chia tách, sáp nhập thì trách nhiệm cập nhật văn bản được thực hiện như sau:
+ Trong trường hợp một cơ quan bị chia tách thành nhiều cơ quan mới, thì cơ quan mới có trách nhiệm cập nhật văn bản do cơ quan trước khi bị chia tách ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của mình;
+ Trong trường hợp nhiều cơ quan sáp nhập thành một cơ quan mới, thì cơ quan mới có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật văn bản của các cơ quan trước khi sáp nhập ban hành.
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có sự điều chỉnh địa giới hành chính, thì việc cập nhật văn bản được thực hiện như sau:
+ Trong trường hợp một tỉnh bị chia tách thành nhiều tỉnh mới, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bị chia tách có trách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bị chia tách ban hành;
+ Trong trường hợp nhiều tỉnh sáp nhập thành một tỉnh mới, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có trách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi sáp nhập ban hành.
Việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thực hiện theo nguyên tắc gì?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2015/NĐ-CP thì việc cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cần đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Văn bản được cập nhật phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, toàn vẹn và đầy đủ.
- Sử dụng chữ ký điện tử để xác thực nội dung của văn bản khi cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Không đăng tải văn bản thuộc danh mục văn bản, tài liệu bí mật nhà nước hoặc văn bản quy định không được đăng tải công khai trên mạng.
Cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được tiến hành thực hiện theo quy trình thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về quy trình cập nhật văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Quy trình cập nhật văn bản
1. Việc cập nhật văn bản được thực hiện theo quy trình như sau:
a) Sử dụng bản chính văn bản để thực hiện cập nhật;
b) Kiểm tra, đối chiếu văn bản điện tử với bản chính văn bản, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, toàn vẹn của nội dung văn bản;
c) Tiến hành cập nhật thông tin văn bản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
d) Đính kèm văn bản:
Định dạng văn bản đính kèm được thực hiện theo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Một trong các định dạng văn bản này phải sử dụng chữ ký điện tử để xác thực sự toàn vẹn nội dung của văn bản;
đ) Duyệt đăng tải văn bản.
2. Cơ quan có trách nhiệm cập nhật văn bản sử dụng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để đối chiếu, cập nhật thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?