Việc cấp phù hiệu cho xe ô tô được tăng cường để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách. Cho tôi hỏi việc cấp phù hiệu cho xe ô tô được tăng cường để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Bảo Toàn ở Bình Dương.

Hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định được thực hiện thế nào?

Theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách như sau:

Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
1. Hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
...

Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
...

Theo quy định trên, khi có nhu cầu tăng cường phương tiện vào dịp Tết nguyên đán thì doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến.

Đồng thời báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung.

Tăng cường phương tiện để giải toả hành khách

Tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định

(Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch tăng cường xe ô tô giải tỏa hành khách trên tuyến cố định?

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách như sau:

Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
...
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, người lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện. Thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải toả hành khách đảm bảo trước các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu 07 ngày.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến do doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến (trong đó có tổng số chuyến xe tăng cường và ngày thực hiện). Thông báo phương án tăng cường phương tiện trên tuyến vào các ngày cuối tuần đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước ngày 15 tháng 01 hàng năm để thực hiện.
...

Như vậy, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, người lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện.

Thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải toả hành khách đảm bảo trước các dịp Tết Nguyên đán tối thiểu là 07 ngày.

Việc cấp phù hiệu cho xe ô tô được tăng cường để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách như sau:

Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
...
2. Xe hoạt động trên các tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch và xe buýt được sử dụng để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng; việc cấp phù hiệu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
...

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn có giá trị của phù hiệu như sau:

Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
...
2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu
...
b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.
...

Theo đó, xe ô tô tuyến cố định được tăng cường để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán được cấp phù hiệu có giá trị không quá 30 ngày.

Cấp phù hiệu xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải có thời hạn bao lâu? Kích thước tối thiểu của phù hiệu cấp cho xe ô tô là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có được cấp phù hiệu cho xe ô tô không?
Pháp luật
Đăng ký nhận chuyển nhượng xe khác tỉnh có phải đổi phù hiệu xe hay không? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phù hiệu xe khác tỉnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu xe tải năm 2023? Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường có phải gắn phù hiệu “XE TẢI” không?
Pháp luật
Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách là gì? Xe hoán cải từ 34 chỗ xuống 19 chỗ có phải xin cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải không?
Pháp luật
Việc cấp phù hiệu cho xe ô tô được tăng cường để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán được quy định thế nào?
Pháp luật
Phù hiệu xe là gì? Các loại xe nào cần phải dán phù hiệu xe? Thủ tục cấp phù hiệu xe tải mới nhất năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp phù hiệu xe
1,733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp phù hiệu xe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp phù hiệu xe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào